![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Đổi mới chính sách đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số của tỉnh Lào Cai - thực trạng và giải pháp
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 145.51 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết dưới đây đánh giá tổng quan thực trạng công tác đào tạo nghề tại tỉnh Lào Cai giai đoạn vừa qua, trong đó có phân tích, đánh giá về việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số. Bài viết đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề của tỉnh Lào Cai nói chung và công tác đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới chính sách đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số của tỉnh Lào Cai - thực trạng và giải pháp ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA TỈNH LÀO CAI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Hoàng Quang Đạt * TÓM TẮT: Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề luôn được cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm, phát triển nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. Bài viết dưới đây đánh giá tổng quan thực trạng công tác đào tạo nghề tại tỉnh Lào Cai giai đoạn vừa qua, trong đó có phân tích, đánh giá về việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số. Từ đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề của tỉnh Lào Cai nói chung và công tác đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số nói riêng. Từ khóa: đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp, dân tộc thiểu số, Lào Cai I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI LÀO CAI 1. Tình hình, đặc điểm dân số Lào Cai Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới thuộc khu vực Tây Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 265 km theo đường bộ. Với 6.383,88 km2 diện tích tự nhiên, Lào Cai là tỉnh rộng thứ 19 của cả nước, có 203 km đường biên giới tiếp giáp Trung Quốc; có 03 cửa khẩu quốc tế; 04 cửa khẩu phụ và 02 lối mở để giao thương với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Theo số liệu thống kê, dân số của Lào Cai đến hết năm 2018 là 704.835 người, (tăng 30.305 người so năm 2015), trong đó nữ chiếm 49,45%. Dân số khu vực nông thôn là 541.293 người (= 76,79%), thành thị là 163.542 người (= 23,2%). Nguồn lao động có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên là 442.491 người, trong đó lao động nông thôn: 354.741 người, thành thị: 87.750 người. Trung bình mỗi năm, toàn tỉnh có trên 6 nghìn người bước vào độ tuổi lao động. Trong tổng số 25 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh, dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 64,1%. Các dân tộc thiểu số có tỷ lệ lớn gồm dân tộc Mông, Tày, Dao, Giáy, Nùng, ngoài ra còn có các dân tộc đặc biệt ít người (Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí…) Các dân tộc thiểu số phân bố, cư trú trên địa bàn 9/9 huyện, thành phố của tỉnh. * Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai 235 2. Một số nét về công tác đào tạo nghề nghiệp tại Lào Cai a. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 25/10/2017 của BCH TƯ Đảng lần thứ VI, khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, tỉnh Lào Cai đã thực hiện quy hoạch, sắp xếp, sáp nhập các Trung tâm Dạy nghề với Trung tâm GDTX các huyện, thành phố; sáp nhập một số trường cao đẳng, trung cấp; giải thể một số Trung tâm dạy nghề thuộc các đoàn thể cấp tỉnh. Đến nay, mạng lưới cơ sở GDNN của tỉnh có 14 Trường, Trung tâm GDNN và trên 25 cơ sở sản xuất kinh doanh có tham gia hoạt động GDNN. b. Kết quả đào tạo nghề nghiệp giai đoạn 2014 - 2018 - Số ngành nghề đào tạo: Tổng số ngành nghề các cơ sở GDNN của tỉnh đã được cấp phép đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp là 42 nghề (cao đẳng 13 nghề, trung cấp 35 nghề). Quy mô đào tạo bình quân 13.000 người/năm, trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp: 2.700 người, đào tạo sơ cấp và bồi dưỡng thường xuyên 10.300 người.222 - Kết quả đào tạo: Giai đoạn 5 năm, từ 2014 – 2018, tỉnh Lào Cai đã đào tạo nghề nghiệp cho 76.081 người, trong đó: Cao đẳng là 3.454 người, Trung cấp là 12.210 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 60.417 người; Trong đó kết quả đào tạo nghề cho các nghề trọng điểm là 2.420 HSSV (cao đẳng: 1042 HSSV, trung cấp: 1.378 HSSV). Kết quả đào tạo trên đã góp phần nâng tỷ lệ qua đào tạo nghề từ 47,74% năm 2017 lên 50,32% năm 2018. 223 - Chất lượng đào tạo: Chất lượng đào tạo nghề nghiệp của các cơ sở GDNN đã được nâng cao hơn. Các cơ sở, đặc biệt là các trường cao đẳng, trung cấp lấy kiểm định chất lượng GDNN làm thước đo chất lượng đào tạo, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; tập trung xây dựng chương trình, giáo trình; đổi mới hình thức tuyển sinh… Đến hết năm 2018, tất cả các trường, trung tâm đã thực hiện việc tự kiểm định chất lượng (01 trung tâm không đạt các tiêu chí theo quy định về tự kiểm định chất lượng). - Gắn kết doanh nghiệp và giải quyết việc làm sau đào tạo: Tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đẩy mạnh việc gắn kết doanh nghiệp với các cơ sở GDNN của tỉnh để tổ chức đào tạo gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo cho người lao động, ban hành nhiều cơ chế, chính sách trợ giúp đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp, tổ 222 Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 23/2/2018 của UBND tỉnh Lào Cai về phân luồng học sinh THCS, THPT trên địa ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới chính sách đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số của tỉnh Lào Cai - thực trạng và giải pháp ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA TỈNH LÀO CAI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Hoàng Quang Đạt * TÓM TẮT: Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề luôn được cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm, phát triển nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. Bài viết dưới đây đánh giá tổng quan thực trạng công tác đào tạo nghề tại tỉnh Lào Cai giai đoạn vừa qua, trong đó có phân tích, đánh giá về việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số. Từ đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề của tỉnh Lào Cai nói chung và công tác đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số nói riêng. Từ khóa: đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp, dân tộc thiểu số, Lào Cai I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI LÀO CAI 1. Tình hình, đặc điểm dân số Lào Cai Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới thuộc khu vực Tây Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 265 km theo đường bộ. Với 6.383,88 km2 diện tích tự nhiên, Lào Cai là tỉnh rộng thứ 19 của cả nước, có 203 km đường biên giới tiếp giáp Trung Quốc; có 03 cửa khẩu quốc tế; 04 cửa khẩu phụ và 02 lối mở để giao thương với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Theo số liệu thống kê, dân số của Lào Cai đến hết năm 2018 là 704.835 người, (tăng 30.305 người so năm 2015), trong đó nữ chiếm 49,45%. Dân số khu vực nông thôn là 541.293 người (= 76,79%), thành thị là 163.542 người (= 23,2%). Nguồn lao động có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên là 442.491 người, trong đó lao động nông thôn: 354.741 người, thành thị: 87.750 người. Trung bình mỗi năm, toàn tỉnh có trên 6 nghìn người bước vào độ tuổi lao động. Trong tổng số 25 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh, dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 64,1%. Các dân tộc thiểu số có tỷ lệ lớn gồm dân tộc Mông, Tày, Dao, Giáy, Nùng, ngoài ra còn có các dân tộc đặc biệt ít người (Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí…) Các dân tộc thiểu số phân bố, cư trú trên địa bàn 9/9 huyện, thành phố của tỉnh. * Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai 235 2. Một số nét về công tác đào tạo nghề nghiệp tại Lào Cai a. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 25/10/2017 của BCH TƯ Đảng lần thứ VI, khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, tỉnh Lào Cai đã thực hiện quy hoạch, sắp xếp, sáp nhập các Trung tâm Dạy nghề với Trung tâm GDTX các huyện, thành phố; sáp nhập một số trường cao đẳng, trung cấp; giải thể một số Trung tâm dạy nghề thuộc các đoàn thể cấp tỉnh. Đến nay, mạng lưới cơ sở GDNN của tỉnh có 14 Trường, Trung tâm GDNN và trên 25 cơ sở sản xuất kinh doanh có tham gia hoạt động GDNN. b. Kết quả đào tạo nghề nghiệp giai đoạn 2014 - 2018 - Số ngành nghề đào tạo: Tổng số ngành nghề các cơ sở GDNN của tỉnh đã được cấp phép đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp là 42 nghề (cao đẳng 13 nghề, trung cấp 35 nghề). Quy mô đào tạo bình quân 13.000 người/năm, trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp: 2.700 người, đào tạo sơ cấp và bồi dưỡng thường xuyên 10.300 người.222 - Kết quả đào tạo: Giai đoạn 5 năm, từ 2014 – 2018, tỉnh Lào Cai đã đào tạo nghề nghiệp cho 76.081 người, trong đó: Cao đẳng là 3.454 người, Trung cấp là 12.210 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 60.417 người; Trong đó kết quả đào tạo nghề cho các nghề trọng điểm là 2.420 HSSV (cao đẳng: 1042 HSSV, trung cấp: 1.378 HSSV). Kết quả đào tạo trên đã góp phần nâng tỷ lệ qua đào tạo nghề từ 47,74% năm 2017 lên 50,32% năm 2018. 223 - Chất lượng đào tạo: Chất lượng đào tạo nghề nghiệp của các cơ sở GDNN đã được nâng cao hơn. Các cơ sở, đặc biệt là các trường cao đẳng, trung cấp lấy kiểm định chất lượng GDNN làm thước đo chất lượng đào tạo, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; tập trung xây dựng chương trình, giáo trình; đổi mới hình thức tuyển sinh… Đến hết năm 2018, tất cả các trường, trung tâm đã thực hiện việc tự kiểm định chất lượng (01 trung tâm không đạt các tiêu chí theo quy định về tự kiểm định chất lượng). - Gắn kết doanh nghiệp và giải quyết việc làm sau đào tạo: Tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đẩy mạnh việc gắn kết doanh nghiệp với các cơ sở GDNN của tỉnh để tổ chức đào tạo gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo cho người lao động, ban hành nhiều cơ chế, chính sách trợ giúp đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp, tổ 222 Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 23/2/2018 của UBND tỉnh Lào Cai về phân luồng học sinh THCS, THPT trên địa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục nghề nghiệp Chính sách đào tạo nghề Công tác đào tạo nghề Đặc điểm dân số Lào Cai Đào tạo nhân lực có tay nghề caoTài liệu liên quan:
-
Tư vấn nghề nghiệp cho giới trẻ: Phần 2
52 trang 254 0 0 -
6 trang 220 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 204 0 0 -
9 trang 183 0 0
-
21 trang 183 0 0
-
7 trang 168 0 0
-
Tổ chức và hoạt động của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực trạng và kiến nghị hoàn thiện
6 trang 151 0 0 -
Thông tư số 07/2017/TT-BLDTBXH
12 trang 145 0 0 -
Một số điểm mới trong Luật Giáo dục nghề nghiệp
4 trang 137 0 0 -
2 trang 135 0 0