Thông tin tài liệu:
Việc lạm dụng máy chiếu vô tình đã chuyển dạy học từ "đọc chép" thành "nhìn chép". Có giáo viên (GV) hiểu đổi mới là liên tục "hỏi – trả lời" khiến giờ học càng nặng nề hơn.
Đây là những "mặt trái" của quá trình áp dụng các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực được đưa ra tại hội thảo “chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở các
trường phổ thông” do Bộ GD-ĐT tổ chức ở Nghệ An ngày 3/1.
...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới dạy học: Chuyển từ "đọc chép" sang "nhìn chép"
Đổi mới dạy học: Chuyển từ đọc
chép sang nhìn chép
Việc lạm dụng máy chiếu vô tình đã chuyển dạy học
từ đọc chép thành nhìn chép. Có giáo viên (GV)
hiểu đổi mới là liên tục hỏi – trả lời khiến giờ học
càng nặng nề hơn.
Đây là những mặt trái của quá trình áp dụng các
phương pháp dạy học (PPDH) tích cực được đưa ra tại
hội thảo “chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở các
trường phổ thông” do Bộ GD-ĐT tổ chức ở Nghệ An
ngày 3/1.
Theo ông Lê Quán Tần, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung
học ( Bộ GD-ĐT), không ít GV toát mồ hôi về máy tính,
chưa làm chủ được thiết bị, lúng túng khi dùng máy
chiếu. Kết quả là chuyển việc dạy từ đọc chép sang
nhìn màn hình chép.
Ông Nguyễn Thiều Quang, Hiệu trưởng Trường THCS
Hương Sơn (Lạng Giang, Bắc Giang) cho rằng, không
phải GV nào khi đổi mới PPDH cũng xác định được mục
tiêu bài học. Sử dụng máy chiếu cũng có mặt trái là HS
không nhớ bài lâu nếu trình chiếu đi nhanh.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa Phạm Ngọc Quang
nhìn nhận, nhiều GV còn quan niệm chưa đúng về đổi
mới PPDH như phủ nhận hoàn toàn ưu điểm của phương
pháp truyền thống hoặc quá đề cao một phương pháp tích
cực nào đó. Chẳng hạn, hiểu đổi mới là phải nói thật
nhiều, HS trả lời thật lắm,GV đã biến giờ học thành liên
tục hỏi – trả lời khiến tiết học nặng nề hơn.
Nhược điểm lớn nhất của GV tiểu học mà Hiệu trưởng
Đinh Thị Tú, Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái (thành
phố Nam Định) nhìn thấy là không tin tưởng vào khả
năng tiếp thu của HS, luôn gò HS làm theo ý thầy.
Quan trọng hơn, đại bộ phận GV còn nghi ngờ không
biết đổi mới bắt đầu từ đâu. Lâu nay, trong GV tồn tại tư
duy dựa dẫm, chờ đợi chỉ đạo và cả sự làm mẫu từ cấp
trên.
Ông Tần cũng cho rằng, nhiều GV sử dụng SGK không
hợp lý. Phần lớn chưa nghiên cứu nắm vững chuẩn kiến
thức, kỹ năng chương trình. Khi giảng, thường trình bày
hết toàn bài trong SGK, kể cả phần HS có thể tự học; ít
liên hệ thực tế hoặc liên hệ một cách khiên cưỡng.
Sẽ có tiếp một phong trào nói không?
GV không khát khao đổi mới thì không có cách nào
thay đổi được. Làm sao để đổi mới thành cái tâm của mỗi
nhà giáo - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Vũ Đình
Chuẩn nhấn mạnh.
Giờ giảng phải thổi lửa cho HS. Sau bài giảng, phải rút
ra vấn đề gì?, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản
lý giáo dục Phạm Mạnh Hùng nhận xét sau khi dự giờ
tiết Văn (bài Ai đã đặt tên cho dòng sông) tại Trường
THPT Cửa Lò.
Ông Hùng ví dụ, bài giảng nói về vẻ đẹp của dòng sông
Hương, nhưng GV có thể để HS sáng tạo và liên tưởng
đến dòng sông Lam quê mình. Đáng tiếc là GV chưa tạo
được chiều sâu khiến bài giảng chưa hấp dẫn”.
Không hoàn toàn đỗ lỗi cho GV, ông Hùng nói rõ, một
nguyên nhân đổi mới chưa tốt là công tác bồi dưỡng GV.
Yêu cầu GV phải sử dụng PPDH lấy người học làm
trung tâm nhưng khi đi học bồi dưỡng đổi mới, họ lại
không được làm trung tâm mà phải ngồi nghe đọc –
chép, Thứ trưởng Hiển nói.
Không để GV phải tự bơi khi đổi mới. Bộ, Sở phải có
hướng dẫn, đồng thời có sự hỗ trợ tại chỗ, Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định. Tuy
nhiên, phải tạo áp lực đổi mới từ quá trình tự học và
cưỡng bức thông qua góp ý phê phán của đồng nghiệp.
Về phía Bộ, đang giao Cục Nhà giáo nghĩ cách khen
thưởng các cá nhân chịu khó tìm tòi đổi mới PPDH.
Quan trọng hơn, hiệu trưởng phải tiên phong, không cản
trở và chịu trách nhiệm trực tiếp để hướng dẫn tất cả GV
đổi mới. Bên cạnh đó, chăm lo, hỗ trợ các điều kiện,
phương tiện cần thiết.
Cuối cùng, cũng đã đến lúc thực hiện cuộc vận động
nói không với đọc chép – Bộ trưởng gợi ý.