Danh mục

Đổi mới dạy và học trong bối cảnh công nghệ số: Cơ hội và thách thức cho các đơn vị đào tạo 'Non Stop Highway'

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 667.80 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đổi mới dạy và học trong bối cảnh công nghệ số: Cơ hội và thách thức cho các đơn vị đào tạo “Non Stop Highway” được thực hiện nhằm mục đích trình bày quan điểm, suy nghĩ, và góc nhìn mà tác giả có được thông qua quá trình giảng dạy, học tập và trải nghiệm, cũng như từ việc nghiên cứu và tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới dạy và học trong bối cảnh công nghệ số: Cơ hội và thách thức cho các đơn vị đào tạo “Non Stop Highway” ĐỔI MỚI DẠY VÀ HỌC TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ SỐ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO “NON STOP HIGHWAY” Đinh Tiên Minh Trường Đại học Kinh tế Tp.HCMGIỚI THIỆUNgành công nghệ thông tin (CNTT) từ hơn một thập niên trở lại đây ngày càng phát triểnmạnh mẽ với sự ra đời của vô số các ứng dụng trong cuộc sống, từ giải trí, học hành, kinhdoanh đến sinh hoạt thường nhật. Việc một người mỗi ngày không tiếp cận, dù vô tình haycố ý, đến bất kỳ một ứng dụng công nghệ nào là điều không thể, nhất là ở các tỉnh thànhlớn tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập làmột vấn đề tất yếu. Nó không chỉ cho thấy việc bắt kịp nhịp phát triển của một thế giớiluôn thay đổi mà còn thể hiện sự mạnh dạn cải tiến nhằm mang đến những cách thức tiếpcận môn học mới mẻ, hiện đại và văn minh. Tuy nhiên, tình hình thực tế hiện nay làmchúng ta có thể cảm nhận việc ứng dụng CNTT ở các trường tuy đã có nhưng còn nhiềuhạn chế vì những lý do khách quan lẫn chủ quan.Bài viết này nhằm mục đích trình bày quan điểm, suy nghĩ, và góc nhìn mà tác giả có đượcthông qua quá trình giảng dạy, học tập và trải nghiệm, cũng như từ việc nghiên cứu và tổnghợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau.Từ khóa: CNTT, Công nghệ số, Dạy và học, Giáo dục và Đào tạo, UEH. 1MỞ ĐẦUThực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quá trình triển khai thựchiện đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hộinhập quốc tế”, các đơn vị trường học nói chung và trường Đại học Kinh tế Tp.HCM (UEH)nói riêng luôn nhận thức rõ rằng ứng dụng CNTT nhằm cải tiến phương pháp dạy và họclà một trong những định hướng hành động tích cực nhất, và cần thiết nhất. Nhằm hiện thựchóa chủ trương đó, các đơn vị trường học đã đầu tư trang thiết bị hiện đại không chỉ vềphần cứng như máy tính, máy chiếu, phòng thí nghiệm mà còn cả phần mềm là con ngườivà tư duy đổi mới thông qua công tác huấn luyện. Tuy vậy, trên thực tế, chủ trương nàykhông phải lúc nào cũng được đón nhận tích cực bởi nhiều giảng viên mong muốn, hứngkhởi ứng dụng CNTT trong dạy học nhưng có giảng viên vẫn chưa khai thác được tính ưuviệt của nó trong dạy học hay tỏ ra bình thường, thậm chí không thích bởi để ứng dụng tốtvà linh hoạt đòi hỏi mỗi giảng viên cần đáp ứng được những năng lực cần thiết nhất định.Xã hội đề cập ngày càng nhiều hơn đến cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhận tạo,thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường, internet vạn vật… Như vậy, giáo dục đào tạo có ứngdụng được gì từ đó không và chúng ta có thể hình dung một mô hình giáo dục 4.0 sẽ nhưthế nào. Câu chuyện đó được tưởng tượng là dạy học 4.0 gồm nhiều hình thức học tập, cảtrực tiếp và trực tuyến, thời gian và địa điểm học tập không bị ràng buộc, có sự thay đổiphù hợp với đối tượng học, cung cấp nhiều kỹ năng phù hợp hơn. Quá trình dạy cần chuyểntừ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học (tổchức nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệm); chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từchủ yếu theo số lượng sang chú trọng cả số lượng, chất lượng và hiệu quả; chuyển từ chỉchú trọng giáo dục nhân cách nói chung sang kết hợp giáo dục nhân cách với phát huy tốtnhất tiềm năng cá nhân; chuyển từ quan niệm cứ có kiến thức là có năng lực sang quanniệm kiến thức chỉ là yếu tố quan trọng của năng lực. Việc học cần chuyển từ học thuộc,nhớ nhiều sang hình thành năng lực vận dụng, thích nghi, giải quyết vấn đề, và tư duy độclập. Ngoài ra, đối với quản lý giáo dục 4.0, cần xây dựng những công cụ thông minh, gồmcả công cụ quản lý đại học và săn sóc sinh viên dựa trên thẻ sinh viên thông minh, phầnmềm trí tuệ nhân tạo, bản địa hóa kho tài liệu học và đẩy mạnh liên kết quốc tế. Công nghệđang từng bước giúp cá nhân hóa việc đào tạo thay vì giảng dạy một chương trình chungnhư hiện nay. Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp xác định rõ các điểm mạnh, điểm yếu của từng ngườiđể đưa ra chương trình đào tạo riêng phù hợp với mong muốn của người học.CÁC ỨNG DỤNG CNTT NỔI BẬT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾTP.HCM TRONG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝLMS (Learning Management System)LMS - UEH được xây dựng từ tháng 10/2015 và áp dụng trong năm 2016 nhằm cung cấpcho giảng viên và người học một môi trường học tập tương tác qua mạng Internet. Bêncạnh việc dùng trình duyệt để truy cập, người học còn thể cài đặt ứng dụng trên hệ điềuhành Android và iOS: tìm từ khóa LMS UEH trên kho ứng dụng Play Store của Googlehoặc AppStore của Apple. 2Một số tính năng chính của hệ th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: