Danh mục

Đổi mới giáo dục - Phần 5

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 480.16 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiệu quả của giáo dục là đối tượng nghiên cứu của kinh tế học giáo dục, một vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế và các nhà sư phạm. Người ta cho rằng khi coi giáo dục là ngành kinh tế thì phải điều khiển ngành này vừa trên quan điểm sư phạm vừa trên quan điểm kinh tế, phải tính được giá thành đào tạo đối với mỗi loại hình đào tạo, tính được giá thành của giáo dục trong hoạt động kinh tế xã hội nói chung ; để hoạch định chiến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới giáo dục - Phần 5 HIỆU QUẢ GIÁO DỤC : QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍNH PGS. TS. Đặng Quốc Bảo I - ĐẶT VẤN ĐỀ Hiệu quả của giáo dục là đối tượng nghiên cứu của kinh tế học giáo dục, một vấnđề thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế và các nhà sư phạm. Người ta cho rằng khicoi giáo dục là ngành kinh tế thì phải điều khiển ngành này vừa trên quan điểm sưphạm vừa trên quan điểm kinh tế, phải tính được giá thành đào tạo đối với mỗi loạihình đào tạo, tính được giá thành của giáo dục trong hoạt động kinh tế xã hội nói chung; để hoạch định chiến lược đầu tư cho giáo dục một cách có hiệu quả. II - CÁC QUAN NIỆM a) Có quan niệm cho rằng hiệu quả của giáo dục là kết quả của hoạt động này trongđời sống sư phạm hay đời sống kinh tế xã hội nói chung. Quan niệm này tiếp cận vấnđề từ phạm trù effectiveness - phạm trù hiệu lực. Cần đo được cái mà giáo dục, thôngqua những tác động tổng hợp, tạo ra tiến bộ của sự vật trong sự phát triển. b) Có quan niệm cho rằng hiệu quả của giáo dục là tỉ lệ tương quan giữa chi phívới kết quả của hoạt động giáo dục trong đời sống kinh tế xã hội nói chung. Quan niệmnày tiếp cận vấn đề từ phạm trù efficiency - phạm trù hiệu suất. Cần tìm ra hai đạilượng trong quá trình phát triển : cái tạo ra và cái chi phí cho việc tạo ra, rồi so sánhtương quan hai đại lượng này. Gọi Z là tổng chi phí cho giáo dục - đào tạo. P là sự tăng sản phẩm xã hội do giáo dục - đào tạo mang lại. E là hiệu quả kinh tế của giáo dục. Trong trường hợp này, E được biểu thị bằng công thức : P E= (1) Z Sự sinh lợi của giáo dục được kí hiệu là D, trong trường hợp này, D được tính bằngcông thức : D=P-Z (2) Chỉ số sinh lời kí hiệu R được tính theo công thức : 65 D R= Z Từ (1) và (2), ta có : D P− Z P R= = = -1=E-1 Z Z Z Đo được các đại lượng theo quan niệm nêu ra trong điểm (b) không phải là việc dễdàng. Thí dụ chi phí cho giáo dục đào tạo vừa lấy từ ngân sách của Nhà nước, vừa lấytừ ngân sách của xã hội, ngân sách của gia đình. Tính toán được ngân sách của xã hộivà của gia đình đòi hỏi rất nhiều công phu. Vì vậy, để tính được mức tăng sản phẩm xãhội do giáo dục đào tạo mang lại, phải tính cả tác động trực tiếp và tác động gián tiếp.Tính tác động gián tiếp của giáo dục vào đời sống kinh tế rất khó khăn. Vì vậy, các công thức nêu ra ở phần (b) trên đây mang ý nghĩa định hướng phươngpháp luận nhiều hơn. Từ quan niệm đến cách tính cụ thể, người ta thường dùng một sốphương pháp hoặc có tính tổng hợp hoặc có tính đặc thù, để có thể định lượng đượcmột cách tương đối hiệu quả của giáo dục. III - VÀI CÁCH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC 1. Hiệu quả đào tạo tổng hợp Xét trên phương diện tổng hợp người ta cố gắng định lượng hiệu quả của giáo dụctheo các hướng sau đây : Tác động của giáo dục vào việc tăng thu nhập quốc dân : a) Phương pháp Solow - Denison Áp dụng phương pháp luận của hàm sản xuất. Dạng hàm này do các nhà toán họcCobb Douglass nêu ra và được các nhà kinh tế Robert - Solow, Eduard Denison vậndụng vào kinh tế. Nguyên tắc chung là tính mối tương quan giữa sự tăng lên về đầu ravới sự tăng lên của lao động cùng một số biến số khác. - Dạng hàm tổng quát : j = f (K,L,R,T) j : Đầu ra hay tổng sản phẩm quốc dân K : Vốn (tư bản) L : Số lượng lao động R : Tài nguyên thiên nhiên, đất trồng trọt T : Sự gia tăng do kĩ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại, lao động lành nghề, quản lí ; tức là sự tổng hợp đầu vào, ở đây là giáo dục. - Biến đổi hàm :66 Hàm được đưa về dạng : Gn = T + WkGk + WlGl + WtGt G : Tỉ lệ tăng trưởng của các biến số W : Giá trị cấu thành trong sản phẩm n : Thu nhập quốc dân k : dự trữ vốn l : Lao động t : Tài nguyên thiên nhiên, đất trồng trọt khai thác thêm - Thí dụ cụ thể : Qua số liệu thống kê đo được ở một cộng đồng, ta có : Gn = 0,06 (tỉ lệ tăng trưởng GNP 6% năm) Gk = 0,07 (vốn tăng 7% năm) GL = 0,02 (lao động tăng 2% năm) Gt = 0,01 (đất trồng trọt tăng 1% năm) Xác định được rằng (qua phương pháp chuyên g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: