Danh mục

Đổi mới hệ thống tài chính đất đai là trọng tâm của đổi mới trong luật đất đai 2003

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 227.85 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhu cầu hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về đất đai, ..... đất, tư vấn giá đất phục vụ nhu cầu của quản lý nhà nước và nhu cầu của người sử .Chức năng của môi trường tự nhiên trên trái đất là tạo cân bằng sinh thái nhằm duy trì sự sống và hoạt động bình thường của con người cũng như sinh vật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới hệ thống tài chính đất đai là trọng tâm của đổi mới trong luật đất đai 2003 ĐỔI MỚI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI LÀ TRỌNG TÂM CỦA ĐỔI MỚI TRONG LUẬT ĐẤT ĐAI 2003 (Tài liệu sử dụng cho bài nói chuyện 'Chính sách, pháp luật đất đai với kinh tế thị trường ở Việt Nam' của Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ tại Chương trình Giảng dậy Kinh tế Fulbright) Một trong những quan tâm lớn của Nhà nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là tiếp tục đổi chính sách, pháp luật về đất đai. Ngay đầu năm 2002, Bộ Chính trị đã chỉ đạo thực hiện Đề án 'Tổng kết 10 năm thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai', đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 273/QĐ-TTg (ngày 12/4/2002) triển khai kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước. Đầu năm 2003, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7, khoá IX đã ra Nghị quyết số 26/NQ-TW về 'Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước'. Quốc hội đã ra Nghị quyết số 12/2002-QH11 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ Khoá XI và năm 2003, trong đó năm 2003 Quốc hội sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Ngày 7/4/2003, Chính phủ đã trình Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) lên Quốc hội để xem xét trong kỳ họp thứ 3. Chính sách đất đai và phát triển thị trường bất động sản có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính sách đất đai tạo động lực để phát triển bền vững Khẩu hiệu 'ruộng đất về tay nông dân' được nêu cao ngay từ ngày Đảng ta mới thành lập và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cuộc cải cách ruộng đất (1953 - 1956) đã hoàn thành mục tiêu chủ yếu là xoá bỏ giai cấp địa chủ cùng với chế độ tư hữu độc chiếm ruộng đất, quyền bình đẳng về ruộng đất của người trực tiếp sản xuất nông nghiệp được xác lập. Bước đi đầu tiên của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa từ năm 1959 đã tập trung vào xây dựng quan hệ sản xuất mới trong kinh tế nông nghiệp trên nền tảng tập thể hoá ruộng đất. Một lần nữa vấn đề đất đai lại trở thành trọng tâm, vừa là mục tiêu cũng vừa là phương tiện để thực hiện nội dung phát triển kinh tế nông nghiệp. Sự nghiệp đổi mới của Đảng ta bắt đầu vào năm 1986 đã lựa chọn điểm đột phá là vấn đề đất đai với chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài, lấy kinh tế hộ gia đình làm trọng tâm để phát triển kinh tế nông nghiệp (nông nghiệp ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp). Một chính sách đúng đắn về đất đai đã đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực trở thành một nước không chỉ bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia mà còn đứng trong nhóm nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Giai đoạn 10 năm 2001 - 2010 là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với nội dung chủ yếu là hoàn thành cơ bản việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng kinh tế 1 công nghiệp và dịch vụ. Hình thành những cơ chế tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp, trong đất phi nông nghiệp và từ đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp để tạo điều kiện phát triển đầu tư trên đất, tạo cơ sở để chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế là nội dung cơ bản của chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm 1988, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai đầu tiên của nước ta với nội dung chủ yếu là thể chế hoá chủ trương giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Ngay sau 2 năm thi hành, thực tế đã cho thấy khung pháp lý của Luật Đất đai 1988 không chứa nổi nhu cầu phát triển của nền kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp. Năm 1993, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai thứ hai của nước ta với nội dung chủ yếu là tạo hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá. Luật Đất đai 1993 có 2 nội dung đổi mới cơ bản: một là người sử dụng đất nông nghiệp, đất ở được Nhà nước giao cho 5 quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê đối với quyền sử dụng đất; hai là đất có giá, giá đất do Nhà nước quy định để điều chỉnh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Như vậy, Luật Đất đai 1993 vẫn tập trung chủ yếu vào đất nông nghiệp, xem xét đất đai dưới góc độ là tư liệu sản xuất, cụ thể hoá quyền và nghĩa vụ của người sử dụng là hộ gia đình, cá nhân. Vì vậy, đúng 1 năm sau ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực thi hành Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phải thông qua Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam (14/10/1994). Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định để điều chỉnh mối quan hệ đất đai trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, quá trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp và dịch vụ, quá trình đô thị hoá. Chính phủ đã từng bước hình thành hành lang pháp lý để triển khai một số nội dung quan trọng như đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị; sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng; đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu công trình có gắn với quyền sử dụng đất; bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; quy định giá đất, xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất; v.v. Để đáp ứng nhu cầu thực tế của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nhu cầu hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về đất đai, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai vào năm 1998 và 2001. Trong thời kỳ 10 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: