Đổi mới nội dung bồi dưỡng công nghệ thông tin cho cán bộ quản lí giáo dục
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới nội dung bồi dưỡng công nghệ thông tin cho cán bộ quản lí giáo dục JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 85-91 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐỔI MỚI NỘI DUNG BỒI DƯỠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC Phạm Quang Trình Khoa Công nghệ Thông tin, Học viện Quản lí Giáo dục Tóm tắt. Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển giáo dục. Cán bộ quản lí giáo dục có vai trò quyết định đến hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục. Vì vậy, cần trang bị cho cán bộ quản lí giáo dục những kiến thức về công nghệ thông tin phù hợp để họ có thể phát huy được hiệu quả trong công việc cũng như trong chỉ đạo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ở đơn vị. Bài viết đề xuất việc đổi mới nội dung bồi dưỡng công nghệ thông tin cho cán bộ quản lí giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục Việt Nam giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Công nghệ Thông tin trong quản lí, quản lí giáo dục, bồi dưỡng cán bộ giáo dục.1. Mở đầu Cán bộ quản lí giáo dục (CB QLGD) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triểngiáo dục của nước nhà. Ngoài kiến thức về chuyên môn, người quản lí phải được trang bịcác kiến thức về quản lí để quản lí và điều hành đơn vị phát triển theo kịp sự phát triểncủa đất nước, của ngành. Như chúng ta đã biết, công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai tròquan trọng trong sự phát triển xã hội nói chung và giáo dục nói riêng, đóng vai trò hết sứcquan trọng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Vì vậy, người quản lí cần đượctrang bị kiến thức về CNTT để ứng dụng trong công việc và chỉ đạo, triển khai việc ứngdụng CNTT ở đơn vị mình. Trong những năm qua, việc bồi dưỡng CNTT cho CB QLGD chủ yếu thông quachương trình bồi dưỡng ở các khóa bồi dưỡng tập trung, với thời lượng rất hạn chế. Domặt bằng về năng lực CNTT của cán bộ còn hạn chế, nhu cầu ứng dụng CNTT ở các cơsở giáo dục chưa lớn và điều kiện về trang thiết bị CNTT còn khó khăn nên nội dung bồidưỡng về CNTT chủ yếu tập trung vào giới thiệu một vài phần mềm thông dụng để hỗReceived October 27, 2012. Accepted February 20, 2013.Contact Pham Quang Trinh, e-mail address: trinh_dhv@yahoo.com 85 Phạm Quang Trìnhtrợ cho việc soạn văn bản hoặc sử dụng thư điện tử để hỗ trợ cho công việc quản lí. Hiệnnay, những nội dung đó đã không còn mới đối với mỗi người và nó không phù hợp với yêucầu, nhiệm vụ của CB QLGD. Đối với CB QLGD ngoài các kiến thức cơ bản, kỹ năng sửdụng ở mức độ nhất định, họ cần có một cái nhìn tổng thể về ứng dụng CNTT trong sựphát triển xã hội nói chung và trong giáo dục nói riêng để từ đó đưa ra được những địnhhướng cụ thể cho việc ứng dụng CNTT của đơn vị. Bài báo này trình bày một số vấn đềvề đổi mới nội dung bồi dưỡng CNTT cho CB QLGD trong giai đoạn hiện nay nhằm gópphần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dụcViệt Nam giai đoạn hiện nay.2. Nội dung nghiên cứu Nội dung bồi dưỡng CNTT cho CB QLGD gồm những phần sau:2.1. Phần tổng quan Đây là phần quan trọng đối với CB QLGD nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộquản lí về ứng dụng CNTT, giúp người cán bộ quản lí có cái nhìn tổng quan về vai trò, nộidung, cách thức ứng dụng CNTT trong các cơ sở giáo dục. Đây là nội dung mà trước đâytrong các chương trình bồi dưỡng không đưa vào hoặc có đưa vào nhưng khá sơ sài. Sảnphẩm của giáo dục là con người, là lực lượng lao động của xã hội vì vậy giáo dục cần phảihướng đến nhu cầu của xã hội về lực lượng lao động để từ đó đào tạo ra những con ngườiđáp ứng nhu cầu.2.1.1. Vai trò của CNTT đối với sự phát triển xã hội Nước ta đang trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, đang chuyển sang nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa. Cần làm rõ vai tròcủa CNTT đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đối với sự phát triểnkinh tế, xã hội; đối với việc quản lí xã hội. a. Vai trò của CNTT đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Giới thiệu một số chỉ thị, văn bản, chủ trương của Đảng, Nhà nước về vai trò củacông nghệ thông tin đối với sự sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: + Chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17 tháng 10 năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và pháttriển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. + Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-Truyền thông. + Chỉ thị số 07/CT-BCVT về “Định hướng chiến lược phát triển CNTT và truyềnthông Việt Nam giai đoạn 2011-2020” (gọi tắt là Chiến lược cất cánh). + Cập nhật, giới thiệu các văn bản mới liên quan. b. Vai t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ thông tin trong quản lí Quản lí giáo dục Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Công nghệ thông tin Cán bộ quản lí giáo dục Ứng dụng công nghệ thôngGợi ý tài liệu liên quan:
-
52 trang 431 1 0
-
Top 10 mẹo 'đơn giản nhưng hữu ích' trong nhiếp ảnh
11 trang 318 0 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 312 0 0 -
74 trang 302 0 0
-
96 trang 296 0 0
-
Báo cáo thực tập thực tế: Nghiên cứu và xây dựng website bằng Wordpress
24 trang 289 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng ứng dụng di động android quản lý khách hàng cắt tóc
81 trang 283 0 0 -
EBay - Internet và câu chuyện thần kỳ: Phần 1
143 trang 277 0 0 -
Tài liệu dạy học môn Tin học trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng
348 trang 269 1 0 -
Tài liệu hướng dẫn sử dụng thư điện tử tài nguyên và môi trường
72 trang 267 0 0 -
64 trang 264 0 0
-
Bài giảng An toàn và bảo mật thông tin - Trường đại học Thương Mại
31 trang 255 0 0 -
47 trang 231 0 0
-
Giáo trình Hệ điều hành: Phần 2
53 trang 221 0 0 -
LUẬN VĂN: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LỌC THƯ RÁC
65 trang 216 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng ứng dụng quản lý kho hàng trên nền Web
61 trang 215 0 0 -
83 trang 213 0 0
-
Giáo trình Autocad - Nghề: Quản trị mạng máy tính - Trình độ: Cao đẳng nghề (Phần 2)
52 trang 210 0 0 -
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 205 0 0 -
UltraISO chương trình ghi đĩa, tạo ổ đĩa ảo nhỏ gọn
10 trang 204 0 0