Danh mục

Đổi mới quản lý nhà nước, quản trị đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.83 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sẽ trình bày những vấn đề của quản lý nhà nước và quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm những bất cập của quản lý, quản trị hiện hành, những yêu cầu đổi mới và những nội dung đổi mới. Từ những phân tích này, tác giả đề xuất những hàm ý chính sách nhằm đổi mới quản lý nhà nước và quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế hướng tới chất lượng, hiệu lực và hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới quản lý nhà nước, quản trị đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Mạc Văn Tiến* TÓM TẮT: Dưới tác động và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các hoạt động quản lý nói chung và quản lý nhà nước nói riêng đã, đang và sẽ thay đổi để thích ứng. Quản lý nhà nước sẽ chuyển mạnh từ cai trị dựa vào quyền lực sang quản trị dựa vào công nghệ đang và sẽ là xu hướng chung của thế giới và Việt Nam cũng không đứng ngoài xu hướng này. Trong bối cảnh chung đó, quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và các hoạt động quản trị nhà trường cũng phải đổi mới cho phù hợp. Bài viết sẽ trình bày những vấn đề của quản lý nhà nước và quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm những bất cập của quản lý, quản trị hiện hành, những yêu cầu đổi mới và những nội dung đổi mới. Từ những phân tích này, tác giả đề xuất những hàm ý chính sách nhằm đổi mới quản lý nhà nước và quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế hướng tới chất lượng, hiệu lực và hiệu quả. Từ khóa: Quản lý nhà nước, quản trị, giáo dục nghề nghiệp. 1. Quản lý nhà nước và quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp 1.1. Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp * Tiếp cận QLNN về GDNN Quản lý nhà nước (QLNN) và hoạt động QLNN như đã biết, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, từ khi có nhà nước. QLNN được hiểu từ nhiều cách tiếp cận khác nhau như quản lý theo chức năng, quản lý theo mục tiêu, quản lý theo quá trình… Theo các quan niệm truyền thống (quản lý theo chức năng), QLNN là sự tác động mang tính quyền lực của các cơ quan nhà nước (các chủ thể quản lý) lên đối tượng quản lý (bao gồm các cá nhân, tổ chức và cả các quá trình xã hội), hướng tới đạt được mục tiêu quản lý. Từ cách tiếp cận này, QLNN là sự tác động của quyền lực nhà nước ở cả ba chức năng cơ bản là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Từ ba chức năng này hình thành ba phân nhánh quyền lực là lập pháp (Quốc hội và các cơ quan Quốc hội); hành pháp (Chính phủ và các cơ quan Chính phủ) và tư pháp (kiểm sát, tòa án và các cơ quan xét xử). Trong bài viết này chỉ đề cập đến chức năng hành pháp của QLNN, tức là các hoạt động điều hành, quản lý các hoạt động, các quá trình kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu * Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp 34 phát triển chung của đất nước của Chính phủ và các cơ quan Chính phủ. QLNN về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) là một trong các hoạt động QLNN, theo cách hiểu truyền thống (và theo nghĩa nêu trên), là sự tác động bằng quyền lực của các cơ quan hành pháp đối với các hoạt động GDNN, nhằm đạt mục tiêu phát triển hệ thống GDNN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong các giai đoạn khác nhau. * Chủ thể QLNN về GDNN QLNN về GDNN ở nước ta hiện nay có một số đặc điểm sau: - Thứ nhất, Chính phủ thống nhất QLNN về GDNN trên phạm vi cả nước. Với các chức năng được Hiến pháp và pháp luật quy định, Chính phủ xây dựng và trình Quốc hội các sắc luật về GDNN và các luật có liên quan; xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện pháp luật về GDNN; tổ chức, điều hành các hoạt động của hệ thống GDNN theo đúng các quy định của pháp luật. - Thứ hai, Chính phủ giao cho một cơ quan của Chính phủ (cụ thể, mới đây là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) trực tiếp thực hiện chức năng QLNN về GDNN trên phạm vi cả nước. Các chức năng QLNN về GDNN của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội cụ thể là: + Trình Chính phủ các Dự án luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, dự án Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo Nghị định của Chính phủ theo chương trình xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ về GDNN đã được phê duyệt và các Nghị quyết, dự án, đề án về GDNN theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. + Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án trong lĩnh vực GDNN. + Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định, Chỉ thị, Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình quốc gia, Chương trình hành động quốc gia và các văn bản khác về GDNN. + Ban hành thông tư và các văn bản khác về QLNN về GDNN. + Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia, các dự án và các văn bản khác có liên quan về GDNN sau khi được phê duyệt. + Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GDNN. 35 - Thứ ba, tham gia QLNN về GDNN còn có các Bộ, ngành khác có liên quan và UBND các cấp th ...

Tài liệu được xem nhiều: