Đổi mới tư duy hướng tới một nền giáo dục hiện đại và hội nhập
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 225.98 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Đổi mới tư duy hướng tới một nền giáo dục hiện đại và hội nhập" trình bày những suy nghĩ của tác giả về một nền giáo dục hiện đại và hội nhập theo hướng đổi mới tư duy nguyên lý giáo dục: thực học – thực hành – thực nghiệp gắn với đổi mới phương pháp, nội dung giáo dục và xã hội hóa giáo dục. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới tư duy hướng tới một nền giáo dục hiện đại và hội nhập ĐỔI MỚI TƯ DUY HƯỚNG TỚI MỘT NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI VÀ HỘI NHẬP TS. Trần Hải Hà - TS. Nguyễn Hữu Sơn* 1 Tóm tắt: Giáo dục đào tạo là một trong những vấn đề vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cấp bách được toàn xã hội quan tâm. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi xây dựng một nền giáo dục hiện đại và hội nhập quốc tế không chỉ dừng lại ở việc nâng cao trình độ dân trí mà còn là sự tăng cường chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của quá trình phát triển, công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Bài viết trình bày những suy nghĩ của tác giả về một nền giáo dục hiện đại và hội nhập theo hướng đổi mới tư duy nguyên lý giáo dục: thực học – thực hành – thực nghiệp gắn với đổi mới phương pháp, nội dung giáo dục và xã hội hoá giáo dục. Từ khoá: Đổi mới, tư duy, giáo dục hiện đại, hội nhập. Với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quá trình phát triển của xã hội, con người ngày càng đóng vai trò quan trọng, làm trung tâm của mọi sự vận động. Mỗi cộng đồng, quốc gia, dân tộc trong sự phát triển kinh tế - văn hoá – chính trị và xã hội không thể không bắt đầu từ chính con người. Con người là chủ thể và cũng là đối tượng của giáo dục nhằm duy trì sự tồn tại, ổn định và thích ứng với những đòi hỏi đặt ra từ hiện thực khách quan. Do đó, có thể nói giáo dục là “kho chứa” phong phú những nhận thức xã hội. Mặt khác, tồn tại xã hội bao giờ cũng quyết định đến ý thức xã hội, những biến đổi của các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội sẽ tác động đến nhận thức của con người buộc con người phải có những hành vi điều chỉnh hoạt động của mình nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu và nhu cầu xã hội đặt ra thông qua quá trình giáo dục. Như vậy, đổi mới tư duy hướng tới một nền giáo dục hiện đại không chỉ để đáp ứng những nhu cầu tự thân con người mà còn là yêu cầu của thực tiễn khách quan. Alvin Toffler (1928 – 2016) nhà tương lai học người Mỹ từng nói: “Một dân tộc không được giáo dục - dân tộc đó sẽ bị đào thải, một cá nhân không được giáo dục - cá nhân đó sẽ bị xã hội đó loại bỏ”. Đổi mới tư duy nhằm hướng tới một nền giáo dục hiện đại và hội nhập với thế giới chính là góp phần vào việc quy hoạch phát triển nền kinh tế - xã hội trong tương * Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 145 lai. Trong đó, con người là trung tâm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì cần phải có con người xã hội chủ nghĩa. Để có được nguồn lực con người chất lượng thì cần phải đổi mới tư duy, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại và nhu cầu hội nhập quốc tế. Việt Nam đã qua 36 năm phát triển trên con đường đổi mới, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đặt ra những yêu cầu và nhu cầu lớn về nguồn nhân lực với một sự phong phú và đa dạng. Điều này hoàn toàn khác với nền kinh tế tập trung, bao cấp trước đổi mới, yêu cầu về nhân lực có một sự thống nhất giống nhau từ mục tiêu, nội dung cho đến kết quả của quá trình giáo dục – đào tạo. Công cuộc đổi mới không ngừng được đẩy mạnh và đề cao không chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo khi tiến vào thế kỷ XXI. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay đã đến giai đoạn phải chuyển hướng yêu cầu và nhu cầu đặt ra có tính cấp bách đối với giáo dục – đào tạo. Từ chỗ trước đây giáo dục đặt trọng tâm nặng vào đào tạo tri thức khoa học có tính chất nền tảng với những gì sẵn có, thì nay cần chuyển sang đào tạo tri thức gắn liền với kỹ năng cho nhân lực đáp ứng nhu cầu của mọi lĩnh vực đời sống xã hội, hay nói cách khác là thực học và thực nghiệp. Ở góc nhìn giáo dục, tác giả đề xuất vài suy nghĩ mang tính chất gợi mở đổi mới tư duy nhằm nâng cao chất lượng phát triển nền giáo dục hiện đại và hội nhập trước những đòi hỏi của hiện thực khách quan. Cần phải nhận thức một cách toàn diện và đầy đủ mục tiêu của đổi mới giáo dục theo quan điểm của Đảng. Trong bất cứ một giai đoạn phát triển nào của xã hội, giáo dục luôn luôn phải đi trước một bước nhằm chuẩn bị các nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội đó phát triển. Do đó, đổi mới giáo dục phải xác định là sự thay đổi, đồng thời cũng là để nâng cao chất lượng giáo dục với những mô hình phù hợp, bảo đảm hệ thống vận hành hiệu quả trong tổng thể cấu trúc xã hội hiện có. Nếu không nhận thức được một cách đầy đủ và toàn diện về hiện trạng cấu trúc hệ thống giáo dục đang vận hành cùng với cơ chế và lịch sử của nó để thay đổi nó thì mãi mãi đổi mới cũng chỉ là sự loay hoay chắp vá và việc nâng cao chất lượng cũng chỉ là những lộ trình dài mà đích đến hiệu quả không như mong muốn. 1. ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ NGUYÊN LÝ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới tư duy hướng tới một nền giáo dục hiện đại và hội nhập ĐỔI MỚI TƯ DUY HƯỚNG TỚI MỘT NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI VÀ HỘI NHẬP TS. Trần Hải Hà - TS. Nguyễn Hữu Sơn* 1 Tóm tắt: Giáo dục đào tạo là một trong những vấn đề vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cấp bách được toàn xã hội quan tâm. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi xây dựng một nền giáo dục hiện đại và hội nhập quốc tế không chỉ dừng lại ở việc nâng cao trình độ dân trí mà còn là sự tăng cường chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của quá trình phát triển, công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Bài viết trình bày những suy nghĩ của tác giả về một nền giáo dục hiện đại và hội nhập theo hướng đổi mới tư duy nguyên lý giáo dục: thực học – thực hành – thực nghiệp gắn với đổi mới phương pháp, nội dung giáo dục và xã hội hoá giáo dục. Từ khoá: Đổi mới, tư duy, giáo dục hiện đại, hội nhập. Với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quá trình phát triển của xã hội, con người ngày càng đóng vai trò quan trọng, làm trung tâm của mọi sự vận động. Mỗi cộng đồng, quốc gia, dân tộc trong sự phát triển kinh tế - văn hoá – chính trị và xã hội không thể không bắt đầu từ chính con người. Con người là chủ thể và cũng là đối tượng của giáo dục nhằm duy trì sự tồn tại, ổn định và thích ứng với những đòi hỏi đặt ra từ hiện thực khách quan. Do đó, có thể nói giáo dục là “kho chứa” phong phú những nhận thức xã hội. Mặt khác, tồn tại xã hội bao giờ cũng quyết định đến ý thức xã hội, những biến đổi của các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội sẽ tác động đến nhận thức của con người buộc con người phải có những hành vi điều chỉnh hoạt động của mình nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu và nhu cầu xã hội đặt ra thông qua quá trình giáo dục. Như vậy, đổi mới tư duy hướng tới một nền giáo dục hiện đại không chỉ để đáp ứng những nhu cầu tự thân con người mà còn là yêu cầu của thực tiễn khách quan. Alvin Toffler (1928 – 2016) nhà tương lai học người Mỹ từng nói: “Một dân tộc không được giáo dục - dân tộc đó sẽ bị đào thải, một cá nhân không được giáo dục - cá nhân đó sẽ bị xã hội đó loại bỏ”. Đổi mới tư duy nhằm hướng tới một nền giáo dục hiện đại và hội nhập với thế giới chính là góp phần vào việc quy hoạch phát triển nền kinh tế - xã hội trong tương * Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 145 lai. Trong đó, con người là trung tâm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì cần phải có con người xã hội chủ nghĩa. Để có được nguồn lực con người chất lượng thì cần phải đổi mới tư duy, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại và nhu cầu hội nhập quốc tế. Việt Nam đã qua 36 năm phát triển trên con đường đổi mới, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đặt ra những yêu cầu và nhu cầu lớn về nguồn nhân lực với một sự phong phú và đa dạng. Điều này hoàn toàn khác với nền kinh tế tập trung, bao cấp trước đổi mới, yêu cầu về nhân lực có một sự thống nhất giống nhau từ mục tiêu, nội dung cho đến kết quả của quá trình giáo dục – đào tạo. Công cuộc đổi mới không ngừng được đẩy mạnh và đề cao không chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo khi tiến vào thế kỷ XXI. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay đã đến giai đoạn phải chuyển hướng yêu cầu và nhu cầu đặt ra có tính cấp bách đối với giáo dục – đào tạo. Từ chỗ trước đây giáo dục đặt trọng tâm nặng vào đào tạo tri thức khoa học có tính chất nền tảng với những gì sẵn có, thì nay cần chuyển sang đào tạo tri thức gắn liền với kỹ năng cho nhân lực đáp ứng nhu cầu của mọi lĩnh vực đời sống xã hội, hay nói cách khác là thực học và thực nghiệp. Ở góc nhìn giáo dục, tác giả đề xuất vài suy nghĩ mang tính chất gợi mở đổi mới tư duy nhằm nâng cao chất lượng phát triển nền giáo dục hiện đại và hội nhập trước những đòi hỏi của hiện thực khách quan. Cần phải nhận thức một cách toàn diện và đầy đủ mục tiêu của đổi mới giáo dục theo quan điểm của Đảng. Trong bất cứ một giai đoạn phát triển nào của xã hội, giáo dục luôn luôn phải đi trước một bước nhằm chuẩn bị các nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội đó phát triển. Do đó, đổi mới giáo dục phải xác định là sự thay đổi, đồng thời cũng là để nâng cao chất lượng giáo dục với những mô hình phù hợp, bảo đảm hệ thống vận hành hiệu quả trong tổng thể cấu trúc xã hội hiện có. Nếu không nhận thức được một cách đầy đủ và toàn diện về hiện trạng cấu trúc hệ thống giáo dục đang vận hành cùng với cơ chế và lịch sử của nó để thay đổi nó thì mãi mãi đổi mới cũng chỉ là sự loay hoay chắp vá và việc nâng cao chất lượng cũng chỉ là những lộ trình dài mà đích đến hiệu quả không như mong muốn. 1. ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ NGUYÊN LÝ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo quốc gia Kỷ yếu hội thảo Xây dựng nền giáo dục thực chất Đổi mới tư duy Giáo dục hiện đại và hội nhập Quy luật giá trị Tư duy giáo dụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề xuất phương pháp xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững ngành thủy sản
6 trang 470 0 0 -
Triển khai chương trình phát triển bền vững quốc gia trong ngành thủy sản
7 trang 182 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 176 0 0 -
Bài thuyết trình Nguyên lý Mác - Lênin II: Tác động thứ 2 của quy luật giá trị
15 trang 107 0 0 -
7 trang 100 0 0
-
Bài giảng Sản xuất hàng hoá và quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá
68 trang 77 0 0 -
Xây dựng bản hướng dẫn khu vực về đồng quản lý nghề cá, áp dụng quyền sử dụng của cộng đồng
5 trang 77 0 0 -
Tiểu luận các quy luật kinh tế trong triết học
5 trang 62 0 0 -
Giáo án GDCD lớp 11: Chủ đề - Các quy luật kinh tế cơ bản trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
8 trang 61 0 0 -
19 trang 54 0 0