Danh mục

Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dân vận trong tình hình hiện nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 225.38 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong tiến trình lịch sử của dân tộc từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ta luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dân vận trong tình hình hiện nay Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dân vận trong tình hình hiện nay . PTO- Trong tiến trình lịch sử của dân tộc từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ta luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thăm hỏi đồng bào dân tộc Mông - bản Mỹ Á, xã Thu Cúc (huyện Tân Sơn) nhân đợt hành quân dã ngoại làm công tác dân vận, giúp dân xây dựng nông thôn mới (tháng 10-2013). Ảnh: Đinh Vũ Trong suốt 30 năm kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, công tác dân vận của Đảng đã góp phần tuyên truyền, vận động, tổ chức các phong trào yêu nước trong nhân dân, huy động được sức mạnh của toàn dân tộc, góp phần làm nên những chiến công hiển hách, giành độc lập tự do cho Tổ quốc, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ đổi mới và xây dựng đất nước, công tác dân vận cũng đã góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, những phong trào quần chúng rộng lớn như phong trào tay búa, tay súng của giai cấp công nhân, phong trào tay cày, tay súng của giai cấp nông dân, phong trào ba sẵn sàng của thanh niên, phong trào ba đảm đang của phụ nữ, phong trào đã cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh to lớn trong sản xuất và chiến đấu, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Cùng với hệ thống dân vận cả nước, công tác dân vận trên địa bàn tỉnh cũng đã có những đóng góp không nhỏ vào kết quả chung đạt được. Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã tích cực tham gia vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đầy gian khổ, hy sinh và giành được thắng lợi vẻ vang, tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và công cuộc đổi mới đất nước. Trong thời gian qua, nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận, phương thức lãnh đạo công tác dân vận của cấp ủy các cấp trong tỉnh đã có sự đổi mới. Nhiều chỉ thị, nghị quyết, đề án chuyên đề về công tác dân vận được ban hành như Nghị quyết 20-NQ/TU ngày 01-11-2007 của Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đến năm 2015; Nghị quyết 24-NQ/TU ngày 20-10-2008 về tiếp tục củng cố, phát triển tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước đến năm 2015; Chỉ thị 24-CT/TU ngày 10-3-2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác dân vận trong tình hình mới; Đề án 02-ĐA/TU ngày 23-12-2011 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác dân vận chính quyền giai đoạn 2011-2015. Đồng thời, cấp ủy thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận; chỉ đạo tăng cường phối hợp thực hiện công tác dân vận giữa ban dân vận cấp ủy với chính quyền, các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang; chỉ đạo triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Dân vận khéo”; củng cố, kiện toàn và tăng cường hoạt động của ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ, ban chỉ đạo công tác tôn giáo của cấp ủy. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ dân vận được nâng lên, vai trò tham mưu cho cấp ủy đã chủ động, tích cực và có hiệu quả. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng dân vận thường xuyên được tổ chức ở cấp tỉnh và cấp huyện, góp phần nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng công tác... Vai trò, vị thế của hệ thống dân vận toàn tỉnh, của đội ngũ cán bộ dân vận từng bước được khẳng định, được các cấp ủy ghi nhận, đánh giá cao. Các lĩnh vực công tác dân vận của chính quyền, lực lượng vũ trang, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân được tăng cường, chất lượng, hiệu quả được nâng lên. Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh vững mạnh. Tuy nhiên, công tác dân vận trên địa bàn tỉnh còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, như nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận ở một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân chưa đầy đủ, quan tâm lãnh đạo chưa đúng mức, sự phối hợp các lực lượng làm dân vận còn hạn chế; có lúc, có nơi những băn khoăn, bức xúc của nhân dân chậm được tiếp thu, chưa được giải quyết một cách dứt điểm, kịp thời; việc quản lý, giải quyết các vấn đề tôn giáo còn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp, nảy sinh... Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: