Danh mục

Đôi nét về đời làm báo của Phan Khôi .

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 224.48 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên Phụ nữ tân văn, Phan Khôi, như một người chuyên nghiệp sống bằng ngòi bút, vẫn kiêm nhiệm nhiều vai trò: vai trò dịch giả (ví dụ trích dịch Tư Mã Thiên, Tư Mã Dung, Hàn Dũ, v.v…), vai trò nhà ngôn ngữ thực hành với đủ loại công việc, từ việc đề xuất "viết chữ quốc ngữ cho đúng, dùng danh từ cho trúng", "đính chánh lại cách xưng tên của người Việt Nam", cảnh tỉnh đồng bào đừng thổi phồng khác biệt phương ngữ mà vô tình chia rẽ dân tộc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đôi nét về đời làm báo của Phan Khôi .Đôi nét về đời làm báo của Phan Khôi Trên Phụ nữ tân văn, Phan Khôi, như một người chuyên nghiệp sống bằng ngòibút, vẫn kiêm nhiệm nhiều vai trò: vai trò dịch giả (ví dụ trích dịch Tư Mã Thiên, Tư MãDung, Hàn Dũ, v.v…), vai trò nhà ngôn ngữ thực hành với đủ loại công việc, từ việc đềxuất viết chữ quốc ngữ cho đúng, dùng danh từ cho trúng, đính chánh lại cách xưng têncủa người Việt Nam, cảnh tỉnh đồng bào đừng thổi phồng khác biệt phương ngữ mà vôtình chia rẽ dân tộc (Tiếng hay văn Việt Nam cũng chỉ có một mà thôi), phản đối chủtrương dạy tiểu học bằng chữ nho,… Ông cũng đảm nhận vai trò người sửa văn, dọn vườnvăn mà ông cao hứng tự phong cho mình vai ngự sử trên đàn văn. Cũng có thể thấy ôngtrong vai trò người giúp việc lấp các khoảng trống cho toà soạn bằng những mẩu tạp trởthông tin đủ thứ chuyện cổ kim đông tây. Ông vừa thử vai hương sư dạy cách làm vănquốc ngữ (tập bài hướng dẫn Phép làm văn của ông đăng Phụ nữ tân văn từ 23.10 đến30.11.1930, hết bài thứ tư thì dừng lại), vừa lặp lại vai trò thày đồ dạy chữ nho (tập bàigiảng nhan đề Hán văn độc tu phụ đề tiếng Pháp là Chinois sans maitre của ôngđược báo Đuốc nhà Nam in và phát hành như một phụ trương trước khi đăng trên Phụnữ tân văn liền trong 20 kỳ, từ 18.8 đến 29.12.1932, sau này Phan Khôi cho đăng lạitrên Sông Hương, 1936-37). Ở phương diện thuần văn học, bên cạnh loạt bài chuyên về văn học của tác gia phụnữ và văn học về đề tài phụ nữ như đã nêu trên, ở Phụ nữ tân văn, Phan Khôi còn cónhững bài mang tính khái quát lý thuyết về thể loại (Giới thiệu lối văn phê bình nhânvật; Một lối văn mà xứ ta chưa có: nhật ký; Sự nghị luận sai lầm bởi dùng chủ quan; Cáiđịa vị khôi hài trên đàn văn; Sử với tiểu thuyết; Lối văn học của bình dân), về văn chươngvà nghề văn nói chung (Một ít nghiên cứu văn học về thần mùa xuân; Sự dùng điển trongthơ văn và sự chú thích; Cái bịnh ăn cắp của Tàu; Văn học chữ Hán của nước ta;Sáchtiếu lâm đời xưa). Tất nhiên trong loạt bài vở đó ta không thể quên bài báo Một lối thơ mới trìnhchánh giữa làng thơ (đăng phụ trương Tết của Đông tây ở Hà Nội, sau đó đăng Phụ nữtân văn 10.3.1932), bài báo đề xướng thơ mới được coi như tín hiệu phát động phongtrào thơ mới tiếng Việt (1932-45). Tờ báo thứ tư ở Sài Gòn mà Phan Khôi tham gia là nhật báo Trung lập. Lượng bàiPhan Khôi viết và đăng tờ này có lẽ là lớn nhất so với lượng bài của ông đăng bất cứ tờnào trong số ba tờ báo Sài Gòn đã nêu trên. Trước hết là mục hài đàm Những điều nghethấy mà toà soạn dành riêng cho ông viết với bút danh Thông Reo (10 ngày đầu ký là ThaSơn). Từ 2.5.1930 đến ngày Trung lập bị đóng cửa, Phan Khôi đã viết trên 600 bài chomục này. Về văn chính luận, một việc rất đáng kể là chỉ hơn một tháng từ ngày ra tờ Trunglập đổi mới, Phan Khôi đã khởi ra cuộc bút chiến giữa hai tờ Trung lập – Đuốc nhàNam xoay quanh thái độ của các giới tai mắt đối với các sự biến vừa xảy ra lúc đó ở NamKỳ (nông dân biểu tình bị đàn áp đổ máu, các nhân vật hàng đầu của đảng Lập hiến dấumặt im lặng…). Các bài viết tuy ký Trung Lập nhưng, như Phan Khôi sau đó ít lâu sẽ nóirõ, tất cả đều do một tay bút ông viết ra. Ông đã đi từ việc bình luận về thái độ của nhữngngười được coi là làm chính trị (là nghị viên hội đồng quản hạt hoặc hội đồng thành phố,tham gia một đảng được gọi là đảng Lập hiến…) trước những sự biến liên quan đến vậnmệnh dân chúng, chuyển sang bình luận về các vấn đề của đảng Lập hiến Nam Kỳ. Đối thủ của ngòi bút Phan Khôi lần này là chủ nhiệm Đuốc nhà Nam Nguyễn PhanLong. Khi ông này trả đũa bằng thủ đoạn bôi nhọ cá nhân người viết bút chiến với báomình (mượn một câu ở sách Luận ngữ để thoá mạ nhân cách Phan Khôi), Phan Khôi đãthẳng thắn công khai nguồn dư luận mờ ám mang tính vu cáo vẫn lan truyền bằng rỉ taitrong giới về mình (theo đó người ta đồn ông là mật thám của khâm sứ Trung Kỳ), nhânđây Phan Khôi buộc tội Nguyễn Phan Long khơi ra chuyện vô bằng cứ đó là đã bôi lọ cáitên của ông trong làng báo, làm xấu trong trường ngôn luận. Một bài bình luận cũng rất đáng kể nữa là bài báo đăng 4 kỳ nhan đề Vấn đềcải cách trong đó Phan Khôi nêu kinh nghiệm Nhật Bản và Trung Hoa để khẳng định ýkiến mình: muốn duy tân cải cách thì phải bắt [= bắt đầu] từ học thuật tư tưởng mà duytân cải cách trước; đó là một chủ kiến có không ít căn cứ. Về phương diện văn học, một điều khá nổi bật là khi hai ông Bùi Thế Mỹ và PhanKhôi làm với Đông Pháp thời báotrong năm 1929 đã ra được Phụ trương văn chương,thì đến khi hai ông này làm với Trung lập, cũng ra được Phụ trương văn chương vàomỗi thứ bảy hằng tuần (khởi đầu vào đúng ngày 2.5.1931, như lặp lại điểm thời gian đángnhớ của giới làm báo ở Sài Gòn), cũng do Bùi Thế Mỹ là chủ bút; từ 2.5.1931 đến29.5.1933 ra được cả thảy 104 kỳ. Ở mỗi kỳ, ngoài những mục nhỏ như Văn uyển đăngsáng tác thơ, Giấy thừa mực vụn đăng tạp văn hoặc chuyện làng văn, còn có một lượng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: