Thông tin tài liệu:
Sự nghèo khổ ở các nước đang phát triển vốn là một chủ đề nghiên cứu lớn và là lĩnh vực đối tượng của chính sách phát triển ở các quốc gia này. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, các tư liệu và báo cáo phong phú chung quanh chủ đề này. Đó cũng chính là vấn đề mà bài viết "Đôi nét về người nghèo đô thị qua một cuộc khảo sát" hướng đến trình bày.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đôi nét về người nghèo đô thị qua một cuộc khảo sátXã hội học, số 1 - 1993 29 Đôi nét về người nghèo đô thị qua một cuộc khảo sát TRỊNH DUY LUÂN 1. Vấn đề nghiên cứu người nghèo Sự nghèo khổ ở các nước đang phát triển vốn là một chủ đề nghiên cứu lớn và là lĩnh vực đối tượng củachính sách phát triển ở các quốc gia này. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, các tư liệu và báo cáo phong phúchung quanh chủ đề này. Báo cáo tình hình phát triển của thế giới năm 1990 của Ngân hàng thế giới là một thídụ. Đó là một chuyên khảo sâu sắc và phong phú đề cập đến tình trạng nghèo khổ (Poverty) . Sau đây là mộtcách đặt vấn đề của bản báo cáo: Năm 1985, ước tính có khoảng hơn 1 tỷ người ở các nước đang phát triểnphải sống trong cảnh cùng cực. Hiểu biết về những người nghèo là rất quan trọng nếu chính phủ các nước thựctâm muốn có chiến lược phát triển đúng đắn và chính sách hữu hiệu hơn để đấu tranh chống nghèo khổ. Có bao nhiêu người nghèo khổ? Họ đang sống ở đâu? Hoàn cảnh kinh tế của họ ra sao? Trả lời được những câu hỏi này chính là bước đầu hướng tới sự hiểu biết về tác động của các chính sáchkinh tế đối với người nghèo. (Báo cáo phát triển 1990 của Ngân hàng thế giới, trang 57). Việt Nam vốn dĩ là một nước nghèo. Năm năm qua theo đà thực hiện công cuộc đổi mới, mức sống củangười dân đang có phần được cải thiện. Tuy nhiên, cùng với việc chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường, sựphân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo cũng ngày càng nổi rõ trong đời sống của dân cư nông thôn lẫn thành thị.Tìm hiểu những đặc điểm kinh tế - xã hội, diện mạo của những người nghèo, cơ chế dẫn đến sự nghèo khổtrong điều kiện hiện nay có lẽ là thiết thực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm xóa đói,giảm nghèo ở nước ta. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra một vài số liệu từ một cuộc khảo sát hơn 800 hộ gia đình nội thành HàNội năm 1992, trong số đó có 32 hộ (4%) được xếp vào nhóm gia đình nghèo, nhằm phác họa một hình dungban đầu về người nghèo đô thị hiện nay. Do khuôn khổ của bài viết, những vấn đề phương pháp luận và phươngpháp nghiên cứu người nghèo không được đề cập đến ở đây. 2. Đôi nét về các gia đình nghèo ở nội thành Hà Nội qua mẫu khảo sát. 2.1. Họ nghèo như thế nào? Về nhà ở, hơn 1/2 các gia đình nghèo trong mẫu với số nhân khẩu 4-5 người hiện đang sống trên 1 diện tíchở không quá l0m2, bình quân 2m2/người, 2 trong số 4 điểm điều tra, Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 1 - 199330 Đôi nét về người nghèo đô thị ...có 10/13 hộ nghèo đang sống trong những căn phòng dưới 8m2. 80% các gia đình nghèo phải sử dụng khu phụ(vệ sinh, nước dùng, nước thải, nơi đun nấu tắm giặt) chung với nhiều hộ gia đình khác. Về các loại tiện nghi sinh hoạt, 19/32 hộ nghèo không hề có một loại tiện nghi sinh hoạt nào đáng giá trongsố 12 loại được kê khai trong đó có một số loại đồ dùng khá phổ biến hiện nay trong đời sống đô thị như tivi(màu, đen trắng) Rađio - Cassette, xe máy... Về thu nhập, gần 1/2 các gia đình nghèo chỉ trông vào một nguồn thu nhập duy nhất: tiền lương trong khuvực quốc doanh. Trong số này 1/3 có mức thu nhập bình quân dưới 30 ngàn đồng/người. Số còn lại thu nhậpbình quân không vượt quá 60 ngàn đồng/người/tháng. (Ở đây, cần lưu ý là không nên đồng nhất nhóm gia đình nghèo với các gia đình đặc biệt khó khăn và là đốitượng quan tâm của chính sách xã hội. Họ chỉ là một bộ phận đặc biệt của nhóm có mức sống nghèo được phânloại và xem xét trong mẫu khảo sát). 2.2. Họ là ai? Vì sao họ nghèo ? Đó phần lớn là các gia đình còn khá trẻ trong 3/4 các gia đình nghèo cả 2 vợ chồng đều ở lứa tuổi sung mãn:25-45, trong đó 63% ở độ tuổi 36-45. Tuy nhiên, cũng vì còn trẻ nên 80% các gia đình còn phải nuôi con dưới13 tuổi. Trong quá nửa các gia đình nghèo trình độ học vấn của cặp vợ chồng chỉ ở mức tốt nghiệp cấp II phổthông. Đây là một yếu tố hạn chế khả năng vươn lên thoát ra khỏi cảnh nghèo khổ. Về lao động và nghề nghiệp : Tuyệt đại đa số các gia đình nghèo vốn đã là hoặc hiện đang là các gia đìnhcông nhân, viên chức có mức lương thấp từ thời bao cấp. Hiện nay 80% các gia đình này vẫn chỉ gồm nhữngngười làm việc (và do vậy có thu nhập) trong khu vực quốc doanh. Trong số đó lại có một bộ phận đáng kể laođộng hiện bị thôi việc hoặc thiếu việc làm. Hầu hết số này đều rơi vào các gia đình công nhân trực tiếp sản xuất.Bộ phận còn lại là các gia đình viên chức có mức lương thấp và đông ...