Thông tin tài liệu:
Mặc dù, ti vi là phương tiện truyền thông hữu ích, nhưng theo thống kê, nếu con bạn xem ti vi 4 giờ mỗi ngày thì khi sống tới 60 tuổi, phải bỏ ra… 10 năm chỉ ngồi thụ động trước cái ti vi.
Trẻ quá ham thích xem ti vi bị béo phì, lười học, cận thị và thậm chí phát sinh tính bạo lực so với trẻ ít xem ti vi. Cha
mẹ không thể và không nên cấm trẻ xem ti vi, nhưng việc quản lí chúng là rất cần thiết. Vì vậy, nên làm theo các biện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đối phó với tivi
Đối phó với tivi
Mặc dù, ti vi là phương tiện truyền thông hữu ích,
nhưng theo thống kê, nếu con bạn xem ti vi 4 giờ mỗi
ngày thì khi sống tới 60 tuổi, phải bỏ ra… 10 năm chỉ
ngồi thụ động trước cái ti vi.
Trẻ quá ham thích xem ti vi bị béo phì, lười học, cận thị và
thậm chí phát sinh tính bạo lực so với trẻ ít xem ti vi. Cha
mẹ không thể và không nên cấm trẻ xem ti vi, nhưng việc
quản lí chúng là rất cần thiết. Vì vậy, nên làm theo các biện
pháp sau:
Hiểu rõ con mình xem ti vi là nhiều hay nhiều quá
Cha mẹ phải kiên nhẫn và khoa học trong việc theo dõi thời
gian con mình xem ti vi. Chẳng hạn, phải làm một cuốn
nhật kí ghi rõ giờ bắt đầu xem và giờ chúng không xem
nữa. Các chương trình nào mà trẻ thích, trẻ học được gì qua
các chương trình đó… Có thể bạn sẽ hết sức kinh ngạc sau
một tuần ghi chép cẩn thận như thế.
Thỉnh thoảng nên khuyên trẻ thực hiện “một ngày
không ti vi”
Hoạt động này sẽ giúp trẻ có ý thức hơn về tác hại của việc
xem ti vi quá nhiều. Mặt khác, nếu một ngày giảm thời
lượng xem ti vi khoảng 30 phút thì mỗi tháng con bạn sẽ có
thêm 15 giờ để làm nhiều việc khác có ích hơn như đọc
sánh, trò chuyện với gia đình, bạn bè.
Thay đổi vị trí đặt ti vi
Các khảo sát cho thấy, người ta sẽ xem ti vi nhiều hơn nếu
ở một mình. Vì vậy, hãy tập cho trẻ xem ti vi chung với gia
đình ở phòng khách. Không nên để ti vi trong phòng ngủ
của con, vì trẻ không chỉ xem nhiều hơn mà bạn cũng
không kiểm soát được trẻ xem gì.
Chọn trước chương trình
Không phải chỉ đến khi trẻ bắt đầu xem ti vi, cha mẹ mới
tiến hành dùng điều khiển rà soát chương trình, mà nên
nghiên cứu trước các chương trình dự kiến phát sóng đăng
trên báo chí. Cha mẹ tư vấn và chỉ dẫn cho con xem các
chương trình phù hợp, đồng thời kiên quyết tắt các chương
trình nếu cảm thấy không phù hợp với trẻ con.
Đặc biệt, nếu bạn đang xem với con một cuốn phim mà bạn
thấy có nhiều cảnh “nóng” chẳng hạn, bạn nên tắt ngay
hoặc chuyển sang kênh khác một cách cương quyết, cho dù
con có nài nỉ. Những hình ảnh bạo lực, gợi dục trên truyền
hình rất dễ làm “ô nhiễm” tâm hồn trẻ thơ.