Trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh, đối thoại và độc thoại là một trong những phương thức, phương tiện nghệ thuật hết sức độc đáo. Hai phương thức này giúp cho đời sống tâm lý ý thức của con người cá nhân khép kín được thể hiện rất thành công và khiến tác phẩm trở thành “một tiểu thuyết hiện đại”.... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đối thoại và độc thoại trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 62-68 ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT BƯỚM TRẮNG CỦA NHẤT LINH Đào Đức Doãn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội1. Đặt vấn đề Trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh, đối thoại và độc thoại là mộttrong những phương thức, phương tiện nghệ thuật hết sức độc đáo. Hai phươngthức này giúp cho đời sống tâm lý ý thức của con người cá nhân khép kín được thểhiện rất thành công và khiến tác phẩm trở thành “một tiểu thuyết hiện đại” [4;118],một “thành tựu của một văn tài đã chín” [6;151]; một “cuốn truyện phân tích tâmlý căn bản có thể vượt không và thời gian” [7], một đại diện tiêu biểu cho loại hìnhtiểu thuyết tâm lý ý thức khép kín trong văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đối thoại Sự độc đáo đó thể hiện trước hết ở đối thoại, vì ở đây, đối thoại xuất hiệndưới hình thức rất đa dạng, phong phú, vừa có lời đối thoại mang tính chất độcthoại (những lời đối thoại mà người nói vừa hướng về phía người nghe, vừa hướngvào con người bên trong của chính mình, tự nói với bản thân mình), vừa có lời đốithoại thuần tuý (lời đối thoại mà người nói chỉ hướng về phía người nghe).2.1.1. Đối thoại mang tính chất độc thoại Lời đối thoại mang tính chất độc thoại chiếm một khối lượng không đáng kể,chỉ xuất hiện 5 lần trong cả tác phẩm, với chỉ có 29 câu trong tổng số 938 câu nhânvật nói trong toàn tác phẩm, nghĩa là chỉ chiếm 0,3%, nhưng rất có ý nghĩa trong sựthể hiện tâm lý, tính cách nhân vật. Nhân vật nói với người khác nhưng bằng tiếng“nói thầm”, “nói một mình”, “nói chỉ cốt cho một mình mình nghe”. Độc đáo nhấttrong những lời đối thoại mang tính chất độc thoại của tác phẩm là đoạn đối thoạigiữa Trương với Mùi [8;169,170,171]. Nhân vật “vừa nói vừa nghĩ ngợi, cố phân tíchlòng mình kể ra và như thế chỉ cốt cho một mình mình nghe” [8;169]. Đoạn đối thoạinày rất quan trọng trong sự thể hiện tâm lý và tính cách nhân vật. Những dằn vặt,62 Đối thoại và độc thoại trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linhtự ý thức, tự lên án, tự mổ xẻ và những giằng xé nội tâm hết sức chân thành đượcphơi bày thông qua đối thoại vừa khiến cho người đọc không sao tránh khỏi sự xótthương và trân trọng, vừa thể hiện tâm lý nhân vật như một hành trình vô cùngphức tạp. Trương nói với Mùi - một gái giang hồ - không phải để cầu mong sự chiasẻ, sự cảm thông, mà “nói để cho nhẹ bớt gánh nặng”, nói “như một tín đồ xám hốivới Đức Chúa Trời trước khi nhắm mắt” [8;169]. Chàng đem hết các tội lỗi, các nỗiđau khổ ra kể lể với Mùi. Lời đối thoại của Trương đôi khi ngắt quãng. Trương vừanói vừa bóp mạnh vào cổ tay Mùi mỗi khi tự thấy mình đốn mạt quá, rồi nhích mépnhe răng như đùa với trẻ con. Tâm hồn Trương như mê loạn. Hai con mắt Trươngdữ tợn. Chàng đưa hai tay bóp lấy cổ Mùi. Mùi sợ hãi cười nịnh và cố lấy giọng âuyếm để nói với chàng. Chàng cười to lên mấy tiếng rồi chính mình lại cảm thấy ghêsợ khi nghe tiếng cười của mình. Cả một đời sống nội tâm dữ dội, hoảng loạn, vừatỉnh táo vừa điên khùng được phơi bày trong một đoạn đối thoại pha lẫn độc thoạivô cùng độc đáo, cho thấy tâm lý nhân vật là một quá trình tự thân. Trong một vài tình huống giao tiếp, lời đối thoại mang tính chất độc thoạiđược thể hiện bằng lời hai nghĩa: nghĩa tường minh dành cho người nghe, nghĩahàm ẩn dành cho bản thân người nói. Chẳng hạn, sau khi đã đưa cho Thu bức thưbày tỏ tình yêu, mặc cảm về sự đe dọa của cái chết khiến Trương nhận thấy tìnhyêu “chỉ xui chàng đương làm hại đến đời Thu một cách độc ác không ngờ”. Chánnản, Trương đi lên một quả đồi và nghĩ đến việc tự tử. Khi chàng trở về, Thu hỏi:“Anh đi xa tới đâu?”. Trương đáp: “Tôi không đi tới đâu cả”. Chàng nói tiếp: “Thấytrời đẹp thì cứ đi, chứ cũng chẳng biết là đi đến chỗ nào” [8;67]. Đằng sau nghĩa tường minh là chỉ việc đi lên đồi, lời đối thoại này hàm chứamột lời độc thoại: Tình yêu của ta chỉ là tình yêu vô vọng (không đi tới đâu cả,chẳng biết là đi đến chỗ nào). Hay, Trương nói với ông chú về việc bán đất: “Thôi, chú cứ bán theo cái giáấy, không cần nài thêm nữa. Cháu cần ngay và như thế cũng đủ rồi, để lâu sợ chậmviệc của cháu mà lúc đó bán được giá cao, cháu cũng không biết dùng tiền làm gì...”[8;84]. Lời đối thoại trên đây hàm chứa một lời độc thoại: Ta sắp chết, số tiền nhưthế cũng đủ tiêu dùng trong những ngày còn lại trên đời rồi. Trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, dạng lời đối thoại hàm chứa lời độcthoại như thế này chưa hề có.2.1.2. Đối thoại thuần tuý Ngược lại với đối thoại mang tính chất độc thoại, hầu hết ngôn ngữ đối thoạitrong tác phẩm là lời đối thoại thuần tuý, tức là lời nói “hướng vào nhau và tác độngvào nhau trong giao tiếp” [9;224]. Lời đối thoại này được sử dụng như một ...