Khi nói đến hình ảnh quốc gia, theo tôi, điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải hiểu rõ ai là đối tượng mà mình muốn nhắm đến, muốn thay đổi nhận thức của họ về hình ảnh Việt nam. Những tranh luận trên báo chí và một loạt hội thảo, diễn đàn trong thời gian qua, hầu hết chỉ đề cập đến những quan điểm chủ quan của người Việt nam, mà hầu như quên mất việc thăm dò y
kiến nhóm đối tượng mà chúng ta muốn tạo một nhận thức tích cực về hình ảnh quốc gia.
...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đối thoại với thế giới bằng sự độc đáo của riêng mình
Đối thoại với thế giới bằng sự độc
đáo của riêng mình
Khi nói đến hình ảnh quốc gia, theo tôi, điều quan trọng nhất là
chúng ta cần phải hiểu rõ ai là đối tượng mà mình muốn nhắm
đến, muốn thay đổi nhận thức của họ về hình ảnh Việt nam.
Những tranh luận trên báo chí và một loạt hội thảo, diễn đàn
trong thời gian qua, hầu hết chỉ đề cập đến những quan điểm chủ
quan của người Việt nam, mà hầu như quên mất việc thăm dò y
kiến nhóm đối tượng mà chúng ta muốn tạo một nhận thức tích
cực về hình ảnh quốc gia.
Xét cho cùng, thương hiệu quốc gia chính là hình ảnh, nhận thức
của đối tượng mục tiêu về quốc gia đó. Simon Anholt đã đưa 6
tiêu chí để đánh giá chỉ số thương hiệu của một quốc gia (NBI),
và theo tôi, nếu áp dụng các tiêu chí này cho Việt nam thì phức
tạp, đacự biệt là trong giai đoạn này. Theo quan điểm cá nhân tôi,
chúng ta có thể căn cứ vào 4 tiêu chí sau để xây dựng một hình
ảnh quốc gia:
Thứ nhất qua các sản phẩm du lịch. Đây là nhóm sản phẩm dịch
vụ mà khách du lịch tìm tới để thỏa mãn mong muốn tìm tòi,
khám phá văn hóa, thắng cảnh….Hình ảnh quốc gia được vẽ lên
bởi các sản phẩm du lịch phần nào cũng giống như hình thức bề
ngaòi của con người, nó thu hút người ta từ cái nhìn đầu tiên. ấn
tượng này mặc dù không đủ sâu sắc, nhưng sẽ tạo thiện cảm
ban đầu để người ta đi sâu khám phá.
Thứ hai, hình ảnh và nhận thức về một quốc gia được chuyển tải
qua các sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng có nguồn gốc từ
quốc gia đó. Trong tương lai Việt nam phải có những sản phẩm
xuất khẩu mang thương hiệu nổi tiếng với những ưu thế cạnh
tranh độc đáo để thu hút người tiêu dùng thế giới.
Thứ 3, hình ảnh quốc gia được nhận thức qua con mắt của
doanh nghiệp và các nhà đầu tư trên thế giới. đó là sức hấp dẫn
của nền kinh tế qua cách htu hút đầu tư (bao gồm cả chính sách
về đầu tư, nguồn nhân lực, tiềm năng phát triển của thị trường).
nếu chúng ta tạo dựng được những điều kiện thuận lợi để thu hút
nhiều nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ tạo hiệu quả tài chính cho
quốc gia và sẽ trở thành một tiêu điểm không những cho các nhà
đầu tư mà còn cho giới truyền thông.
Thứ 4, hình ảnh quốc gia còn được nhận thức một cách tổng thể
qua môi trường xã hội, sự ổn định về chính trị. Ở tiêu chí này các
kênh truyền thông sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc xây dựng
hình ảnh quốc gia.
Với nhiều năm tìm tòi. Nghiên cứu về vấn đè xây dựng hình ảnh
quốc gia, tôi nhận thấy bốn tiêu chí trên sẽ cấu thành nên hình
ảnh quốc gia. Trong đó yếu tố du lịch và đầu tư là lực 'hút vào' –
tứ mời gọi thế giới vào Việt nam, yếu tố thương hiệu của những
sản phẩm nổi tiếng là lực 'đẩy ra'-tức đưa hình ảnh Việt nam đi
ra thế giới. còn môi trường chính trị-xã hội chính là đầu mối thông
tin để thu hút sự chú y của giới truyền thông thế giới. Để xây
dựng hình ảnh quốc gia, tôi nghĩ, nên mời một đơn vị nước ngoài
có đủ trình độ và kinh nghiệm để đánh giá các tiêu chí, xác định
rõ đối tượng, mục tiêu để đưa ra kế hoạch phù hợp. qua nghiên
cứu và tham khảo cách quảng bá của nhiều quốc gia trên thế
giới, tôi thấy Việt nam mình không hơn ai về sự hiện đại, tahứng
cảnh, chiều sâu văn hóa hoặc điểm mua sắm với giá cả cạnh
tranh, nhưng, chúng ta có sựu năng động vươn lên sau những
cuộc chiến liên tiếp. Chính yếu tố này sẽ tạo nên sự quyến rũ cho
du lịch Việt nam có thể trở thành thông điệp định vị của thương
hiệu du lịch Việt nam.
Cốt lõi của việc xây diựng hình ảnh quóc gia là những sản phẩm
cụ thể. Những sản phẩm này sẽ là nhữnng kênh đối thoại trực
tiếp với thế giới để thay đổi nhận thức của họ về một Việt nam
mới –Việt nam đang phát triển về mọi mặt. là một đất nước đầy
tiềm năng về khoáng sản, nông sản, hải sản, nhưng lâu nay hầu
như chúng ta chỉ khai thác tài nguyên thô để xuất khẩu với một
phần giá trị cộng thêm không đáng kể. Cụ thể hơn 90% nông sản
xuất khẩu của Việt nam đều dưới dạng thô. Trong lĩnh vực xuất
khẩu giày da cũng thế, hơn 95% là làm gia công,mượn thương
hiệu của cty đa quốc gia. Điều này dẫn đến lựoi nhuận trong xuất
khẩu rất thấp, rủi ro thất nghiệp cao khi đối tác dịch chuyển qua
các quốc gia khác.
Để có được những sản phẩm thương hiệu quốc gia, ngoài sự nổ
lực của doanh nghiệp, rất cần có sự hỗ trợ của chính phủ trong
việc thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu dưới thương hiệu
của mình bằng việc tạo cơ hội, tạo chính sách thuận lợi. Một câu
hỏi đặt ra là ưu thế xuất khẩu của Việt nam là cái gì? Theo tôi đó
là những sản phẩm bao hàm yếu tố văn hóa mà lâu nay chúng ta
chưa khai thác tốt. ví dụ chiếc áo dài, nón lá, cùng những biểu
tượng văn hóa khác của Việt nam
Việc xây dựng hình ảnh quốc gia không phải là nhiệm vụ của
riêng ai, mỗi con người sẽ là một sứ giả của hành trình tiếp thị
hình ảnh Việt nam.
...