Đồng cảm là nguồn gốc của nhiều hành vi và tình cảm . Trong tất cả những xu hướng đoàn thể và những xu hướng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do những xu hướng đó ra ,ta thấy có một cảm tình chung là đồng cảm . Đồng cảm là một khuynh hướng tự nhiên nó làm cho ta tự thế ta vào đồng bào của ta ,vào các sinh vật khác có cảm tình, để vui cái vui, khổ cái khổ của các người, các vật. Có khi đồng hoá đến nỗi ta gần mất cả cái...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỒNG CẢM
CHƯƠNG XVIII
ĐỒNG CẢM
I. Đồng cảm là nguồn gốc của nhiều hành vi và tình cảm .
Trong tất cả những xu hướng đoàn thể và những xu hướng hoặc trực
tiếp hoặc gián tiếp do những xu hướng đó ra ,ta thấy có một cảm tình chung
là đồng cảm .
Đồng cảm là một khuynh hướng tự nhiên nó làm cho ta tự thế ta vào
đồng bào của ta ,vào các sinh vật khác có cảm tình, để vui cái vui, khổ cái
khổ của các người, các vật. Có khi đồng hoá đến nỗi ta gần mất cả cái tự ngã
ý thức của ta đi nữa. Ta như người đóng trò, trong một lúc quên mất ta đi mà
sống đời của vai mà ta đóng và cảm thấy thực những cảm tình mà ta diễn,
hoặc như một bà mẹ ngồi ở đầu giường đứa con ốm, bất giác làm lại những
cử động đau đớn của con và hấp hối với nó .
Bà De Sévigné bảo con : “Khi con ho , mẹ cũng thấy đau ngực”. Bảo
câu đó chỉ là một lời bóng bẩy thôi, tức là không biết lòng người .
Tuy đồng cảm làm cho ta chia cái vui lẫn cái khổ của người khác,
nhưng thường thì đau khổ vẫn làm cho ta dễ cảm hơn là vui. Ta có yêu
người nào lắm thì khi thấy người đó sướng ta mới sướng, còn thấy một
người đau khổ thì bất kỳ một người thân hay sơ , ta cũng thấy khó chịu trong
lòng.
Nhưng khi sự đồng cảm mạnh thì không những ta chia vui khổ với
người khác mà còn muốn kéo dài cái vui và tránh cái khổ cho người đó nữa.
Vậy đồng cảm là nguồn gốc của nhiều hành vi và tình cảm. Nếu nó
làm tăng nỗi đau khổ của ta thì nhiều khi nó cũng giúp ta được sung sướng.
Nó lại kích thích ta, chống đỡ ta trong khi làm việc và những lúc khó khăn.
Khi ta biết ở chung quanh ta có nhiều người yêu ta, sẵn lòng giúp đỡ ta,
thấy những trái tim cùng đập một nhịp với trái tim của ta thì ta chẳng thấy
những năng lực của ta tăng lên gấp trăm đó ư ? Sau cùng đồng cảm sinh ra
nhiều công đức rất cao như lòng tốt, lòng hào hiệp, lòng nhân từ, nó làm cho
ta như tự quên ta để kết hợp với những sinh vật khác một cách mật thiết. Nó
làm cho ta yêu đời . Có nó ở trong lòng thì ta mới có thể nói câu này với
Térence được : “Tôi là người và không có cái gì liên lạc với loài người mà lạ
với tôi cả”.
II. Sức mạnh của đồng cảm tùy theo thân sơ , gần xa về thời gian
và không gian mà thay đổi .
Schopenhauer cho rằng sở dĩ loài người có đồng cảm với nhau, sở dĩ
những cảm động của người này có tiếng vang đến tất cả những người khác,
sở dĩ những tâm hồn đều như những cây đờn thất huyền, hễ chạm đến một
dây là tất cả những dây khác rung dộng lên đẻ hoà với nhau, là vì dưới cái
bản ngã bề ngoài, tạm thời của ta, còn cái bản ngã trường cửu, chung cả, cái
bản ngã nhân loại mà đời sống của nó làm cho chúng ta hoạt động nữa. Vậy
chúng ta không những chỉ là những người trong một nhà mà còn là những
người của một đoàn thể, cho nên một sự thay đổi hơi lớn trong một phần tử
đó không thể không có phản hưởng đến người phần tử khác được. Thuyết đó
tất nhiên là cao đẹp, nhưng hơi xa xôi. Ta có thể dựa vào những nguyên lý ta
đã lập ra ở trên mà giảng một cách giản dị hơn.
Nguyên lý sau này quan trọng nhất : ý tưởng là một năng lực, là sự bắt
đầu hành động và những trạng thái ý thức của ta đều muốn được diễn ra
ngoài bằng những cử động thích hợp. Như nghĩ tới chơi hoặc nghĩ là đã xét
xem trong người ta có những thay đổi gì khi ta đứng trước những cảm động
của người khác. Ta thấy rằng những cảm động ấy đập vào óc ta làm nảy nở
những cảm động tương tự. Những cảm động mắt ta thấy mà càng mạnh thì
những cảm động ở trrong lòng ta càng mạnh. Nếu trước kia, ta đã có lần xúc
cảm như vậy rồi ,thì lần này trông thấy, ta còn cảm mạnh hơn nữa. Vì vậy
mà người nào it tưởng tượng tất không cảm được mạnh ; trẻ con cũng không
cảm được mạnh và đọc những tiểu thuyết tả những cảm t ình ta chưa biết thì
ta không thể cảm được. Cũng do đó mà ta dễ cảm với người khổ vì đau khổ
vẫn khắc sâu vào trong óc ta hơn là vui thích. Những vui khổ của cha mẹ ta
dễ cảm động ta hơn là những vui khổ của người khác. Vì ta biết rõ cha mẹ ta
hơn, vì ta đã sớm tập nghĩ ngợi, cảm xúc chung với cha mẹ ta. Sau c ùng ta
có nhiều cảm tình với những người bị tai nạn ở gần ta hơn là những người ở
xa ta, với những người đồng thời hơn là những người sống từ thời xưa. Vậy
sức mạnh của đồng cảm tùy theo gần xa mà thay đổi, gần xa về không gian
cũng như về thời gian. Nhưng nhờ những sự tiến bộ của khoa học, đồng cảm
của loài người bây giờ lan rộng hơn hồi xưa nhiều vì loài người bây giờ hiểu
nhau hơn và có những liên lạc mật thiết với nhau hơn hồi xưa.
III. Phản cảm là gì ? Nguyên nhân của nó .
Phản cảm trái với đồng cảm cũng như sức hút trái với sức đẩy ra.
Theo Reid thì phản cảm không phải là một tình nguyên bản mà là một tình
hậu thiên do những xu hướng cá nhân sai lệch đi mà sinh ra. Thuyết đó có
thể bênh vực được, nhưng ta cũng phải nhận rằng sinh vật mới sanh ra đã có
những mối ghét tự nhiên rồi. Chó vồ ngay con thịt, ...