Danh mục

Động cơ không đồng bộ roto lồng sóc

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 478.45 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối với động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc thì dây quấn stato nối sao hoặc tam giác còn dây quấn roto nối sao, mình hỏi là thực tế bên roto là 1 cục sắt thành 1 khối như vậy thì mình có thấy cách mắc dây quấn roto là hình sao đâu. Câu hỏi thứ 2 : khi từ thông trong cuộn stato mắc vòng sang dây quấn roto thì sinh ra dòng điện cảm ứng, dòng điện này bên roto đi đâu vì mình thấy roto đâu có mắc ra tải nào đâu,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Động cơ không đồng bộ roto lồng sóc DHSP KT VINH VANNGOCPRO@GMAIL.COM Đối với động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc thì dây quấn stato nối sao hoặc tam giác còn dây quấn roto nối sao, mình hỏi là thực tế bên roto là 1 cục sắt thành 1 khối như vậy thì mình có thấy cách mắc dây quấn roto là hình sao đâu. Câu hỏi thứ 2 : khi từ thông trong cuộn stato mắc vòng sang dây quấn roto thì sinh ra dòng điện cảm ứng, dòng điện này bên roto đi đâu vì mình thấy roto đâu có mắc ra tải nào đâu, dòng này tiêu tán đi bằng cách nào. Với lại nó có liên quan gì tới vòng ngắn mạch không, bạn nào hiểu rõ vòng ngắn mạch nói cho mình hay. thank nhiều Động cơ không đồng bộ có thể chia thành 2 loại theo cấu trúc rotor: rotor lồng sóc và rotor dây quấn. Câu 1: Với động cơ rotor dây quấn thì rotor là một khối sắt (thực ra là một khối gồm các lá thép kĩ thuật điện ghép với nhau) trên đó quấn dây như stator vậy, khi đó thì các dây quấn này 1 đầu được nối với nhau trong động cơ, một đầu được đưa ra ngoài bằng bộ vành góp, tùy theo yêu cầu mà người ta nối với điện trở phụ bên ngoài hoặc nối ngắn mạch luôn với nhau. Cái mà bạn hỏi là động cơ rotor lồng sóc. Loại này thì rotor là một khối sắt (như trên) nhưng không có dây quấn mà có các thanh nhôm được đặt trong rãnh rotor, các thanh được nối ngắn mạch với nhau ở 2 đầu (hay gọi là vòng ngắn mạch phải không nhỉ? mình không quen từ này). Câu 2: Bạn hỏi dòng này đi đâu? :D Dòng điện đi được khi có mạch kín. Đối với động cơ rotor dây quấn, để động cơ hoạt động được, tức là để dòng điện đi được ấy ạ, thì cần nối các đầu dây ở ngoài với các điện trở phụ hoặc nối ngắn mạch luôn với nhau để tạo thành mạch kín. Đối với động cơ rotor lồng sóc, cả 2 đầu thanh dẫn đều đã được nối với nhau (bằng cái vòng ngắn mạch) nên đã có mạch kín, dòng điện chạy trong đó. Bạn hỏi dòng này tiêu tán ở đâu? Dòng điện rotor có nhiệm vụ từ hóa rotor, tức là sinh ra từ trường cho rotor, phần lớn dòng điện dùng cho việc này. Một phần dòng điện tiêu tán trên điện trở của dây quấn (thanh dẫn), đây là tổn hao đồng. ________________________________________________________________________________ 1 CAU HOI MAY DIEN KHONG DONG BO ROTO LONG SOCCreate PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) DHSP KT VINH VANNGOCPRO@GMAIL.COM Với rotor dây quấn, nếu ta nối dây quấn rotor với điện trở ngo ài thì dòng điện sẽ tiêu tán trên cả điện trở ngoài này nữa, đây là cách điều khiển tổn hao, tức là vứt bớt năng lượng đi, cách này rất không kinh tế, lãng phí nên hiện nay không dùng. dối với những động cơ lớn, tốc độ cao, do stator có rất nhiều rãnh, nên số rãnh trên 1 bước cực khá lớn. Với số rãnh lớn như vậy, và với sơ đồ quấn dây thích hợp, từ trường trong khe hở không khí đã rất gần với hình sine. Khi đó, mỗi thanh góp khi di chuyển từ răng này sang răng kia không bị đột biến về cảm ứng từ B. Vì thế, sự thay đổi đột biến về lực điện từ gần như không có. Do đó người ta không cần làm rãnh xiên. 1, Số cực từ là số các cực từ của động cơ còn bước cực từ là số rãnh của stato để hình thành nên 1 cực từ ( ví dụ stato động cơ có 16 rãnh, có 4 cực từ, thì mỗi cực từ sẽ chiếm 4 rãnh => như vậy ta nói bước cực từ bằng 4). Rãnh hình quả lê chỉ là kết quả của răng hình chữ nhật. Đúng ra là rãnh hình thang, đáy bo tròn và miệng khép lại thành hình quả lê. Còn nếu làm rãnh hình chữ nhật thì răng sẽ thành hình thang. Tùy từng trường hợp cụ thể mà đưa ra phương án khởi động cho động cơ.Các biện pháp bạn nêu nằm trong mục ảnh hưởng của diện áp lưới, điện trở phụ, điện kháng phụ ở mạch stato động cơ roto lồng sóc. Trường hợp giảm điện áp lưới: n1 không đổi, Mth giảm với bình phương đ/áp, M khởi động giảm theo đ/áp nhưng chỉ tới 1 giới hạn nhất định nếu giảm quá thì máy không khởi động được. Trường hợp này thường áp dụng cho động cơ công suất nhỏ. Trường hợp mắc thêm điện trở phụ hoặc điện kháng phụ vào mạch stato thì khi thay đổi đ/tr hoặc đ/kh phụ: n1 không đổi, Sth giảm, Mth giảm. phải chọn Rf, Xf sao cho hợp lý để hạn chế dòng khởi động theo mong muốn. Chú ý nếu sử dụng 2 phương pháp này để đ/khiển tốc độ đ/cơ thì chọn cùngcho một Mkđ như nhau phương pháp dùng Rf có tổn hao lớn hơn nhưng hệ số công suất cao hơn. 2 phương pháp này sử dụng cho các đ/cơ roto lồng sóc công suất trung bình và lớn. Cả 3 phương pháp khởi động tr ...

Tài liệu được xem nhiều: