Đóng góp của phong trào hai giỏi ở Quảng Bình trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ giai đoạn 1965-1968
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 240.17 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Đóng góp của phong trào hai giỏi ở Quảng Bình trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ giai đoạn 1965-1968 trình bày: Vào năm 1965, đế quốc Mỹ gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Ở vị trí tuyến đầu của hậu phương miền Bắc, quân và dân Quảng Bình vừa chiến đấu giỏi vừa sản xuất giỏi, tạo nên phong trào thi đua “Hai giỏi” sôi nổi,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đóng góp của phong trào hai giỏi ở Quảng Bình trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ giai đoạn 1965-1968ĐÓNG GÓP CỦA PHONG TRÀO “HAI GIỎI” Ở QUẢNG BÌNH TRONGCHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸGIAI ĐOẠN 1965-1968PHAN THỊ TRÀ GIANGTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Vào năm 1965, đế quốc Mỹ gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằngkhông quân và hải quân đối với miền Bắc. Ở vị trí tuyến đầu của hậu phươngmiền Bắc, quân và dân Quảng Bình vừa chiến đấu giỏi vừa sản xuất giỏi, tạonên phong trào thi đua “Hai giỏi” sôi nổi. Từ Quảng Bình, phong trào đã lanrộng ra miền Bắc, cổ vũ khí thế thi đua chiến đấu và sản xuất của quân vàdân ta và Quảng Bình vinh dự được Trung ương Đảng, Bác Hồ phong tặngdanh hiệu là “quê hương Hai giỏi” trên toàn miền Bắc. Bài viết này đề cậpđến đóng góp của phong trào “Hai giỏi” ở Quảng Bình trong chiến đấuchống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ giai đoạn 1965-1968.1. SỰ RA ĐỜI PHONG TRÀO “HAI GIỎI”Vào năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quânviễn chinh Mỹ và quân một số nước đồng minh vào tham chiến ở miền Nam, đồng thờităng cường chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc bởi Mỹcho rằng “nguyên nhân chính làm cho miền Nam mạnh lên được là do có sự chỉ đạo vàtổ chức chi viện người, trang bị của miền Bắc”, và Mỹ coi miền Bắc là nguồn gốc sứcmạnh của cuộc “chiến tranh nổi dậy” của miền Nam và là “hiểm họa số 1” [2, tr. 149].Khẩu hiệu “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” được nâng lên thànhmột cao trào chống Mỹ, cứu nước rộng lớn trên toàn miền Bắc. Trong khí thế sôi nổi thiđua của quân và dân miền Bắc, quân và dân Quảng Bình cũng ra sức thi đua với quyếttâm “Dù phải kinh qua nhiều gian khổ, ác liệt đến mấy đi chăng nữa, quân và dânQuảng Bình quyết giữ vững tinh thần, phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất củaBình Trị Thiên khói lửa, sẵn sàng trước mọi thử thách, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹxâm lược, làm tròn nhiệm vụ với miền Nam ruột thịt” [4, tr. 32]. Vì thế, ngay khi Mỹném bom bắn phá vào Quảng Bình (7/2/1965), phong trào thi đua vừa chiến đấu, vừasản xuất đã diễn ra sôi nổi trên địa bàn tỉnh. Đến ngày 14/7/1965, quân và dân QuảngBình bắn rơi 100 máy bay Mỹ, cùng với thành tích thu hoạch vụ sản xuất Đông Xuân1964-1965 thắng lợi toàn diện, ngày 17/7/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen:“Bác vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi đồng bào, bộ đội vàcán bộ Quảng Bình đã bắn rơi 100 máy bay Mỹ, vừa qua lại thu hoạch vụ chiêm rất tốt,như vậy là tỉnh nhà chiến đấu giỏi, sản xuất cũng giỏi” [5, tr. 440]. Vinh dự và tự hàohọc tập thư khen của Bác Hồ, nhân dân trong tỉnh đã thi đua sản xuất, chiến đấu. Mỗihợp tác xã có “Cánh đồng thắng Mỹ”, đội sản xuất có “Thửa ruộng thâm canh thắngMỹ”, cơ quan xí nghiệp có “Trận địa thắng Mỹ”. Từ ngày 6 đến ngày 9/11/1965, tạithôn Xuân Hòa, xã Hoa Thủy, huyện Lệ Thủy, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chứcTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 71-7872PHAN THỊ TRÀ GIANG“Đại hội tổng kết thi đua”, trên cơ sở đó, Tỉnh ủy phát động phong trào “Hai giỏi”(chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi).Thực chất của phong trào “Hai giỏi” không chỉ ở hai mặt chiến đấu và sản xuất mà gồmcác mặt từ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, sản xuất và bảo vệ sản xuất, đồng thời chi việncho tiền tuyến. Bác Hồ đã từng nói: “Theo Bác, không ai giỏi toàn diện, có thể giỏi vềnhiều mặt hoặc chỉ một mặt, có người chiến đấu giỏi, có người phục vụ chiến đấu giỏi,có người giỏi trong phòng không nhân dân, có người đóng góp nhiều lương thực chocuộc chiến đấu, cho cách mạng miền Nam… thế cũng là rất giỏi. Người chăm lo bảo vệcủa công, bảo vệ hàng chi viện cho tiền tuyến, cho không lấy, thấy không xin là giỏi.Đừng cầu toàn, phải phát huy từng việc tốt, nhiều việc tốt thành người tốt” [1, tr. 103].Lời nhắc nhở của Bác làm cho tiêu chuẩn phấn đấu để đạt danh hiệu “Hai giỏi” ngàycàng toàn diện. Đến “năm 1967, Tỉnh ủy đã thống nhất danh hiệu “Hai giỏi” với danhhiệu “lao động tiên tiến” của Nhà nước, nghĩa là danh hiệu “Hai giỏi” của tỉnh tức làdanh hiệu lao động tiên tiến của Nhà nước” [1].2. ĐÓNG GÓP CỦA PHONG TRÀO “HAI GIỎI”- Chiến đấu giữ vững quê hương, góp phần bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩaNgay khi Mỹ ném bom đánh phá ra miền Bắc (7/2/1965), cuộc chiến đấu trực tiếp vớikẻ thù đã diễn ra quyết liệt. Gương chiến đấu của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân hysinh tại miền Tây Quảng Bình với khẩu hiệu “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”, đã thôithúc quân và dân trong tỉnh ra sức chiến đấu với khí thế “Quyết chiến quyết thắng đếquốc Mỹ xâm lược”. Trong trận đầu đọ sức với máy bay Mỹ (2/1965) đã xuất hiệnnhiều tấm gương dũng cảm: Gương ôm bom nổ chậm của Võ Xuân Nở, Bí thư chi bộthôn Phú Xá (Lộc Ninh), Lê Ngọc Lễ đã lấy thân mình làm giá súng, Mẹ Nguyễn ThịSuốt vượt qua bom đạn chèo đò chở bộ đội sang sông. Gương chiến đấu của Mẹ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đóng góp của phong trào hai giỏi ở Quảng Bình trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ giai đoạn 1965-1968ĐÓNG GÓP CỦA PHONG TRÀO “HAI GIỎI” Ở QUẢNG BÌNH TRONGCHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸGIAI ĐOẠN 1965-1968PHAN THỊ TRÀ GIANGTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Vào năm 1965, đế quốc Mỹ gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằngkhông quân và hải quân đối với miền Bắc. Ở vị trí tuyến đầu của hậu phươngmiền Bắc, quân và dân Quảng Bình vừa chiến đấu giỏi vừa sản xuất giỏi, tạonên phong trào thi đua “Hai giỏi” sôi nổi. Từ Quảng Bình, phong trào đã lanrộng ra miền Bắc, cổ vũ khí thế thi đua chiến đấu và sản xuất của quân vàdân ta và Quảng Bình vinh dự được Trung ương Đảng, Bác Hồ phong tặngdanh hiệu là “quê hương Hai giỏi” trên toàn miền Bắc. Bài viết này đề cậpđến đóng góp của phong trào “Hai giỏi” ở Quảng Bình trong chiến đấuchống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ giai đoạn 1965-1968.1. SỰ RA ĐỜI PHONG TRÀO “HAI GIỎI”Vào năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quânviễn chinh Mỹ và quân một số nước đồng minh vào tham chiến ở miền Nam, đồng thờităng cường chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc bởi Mỹcho rằng “nguyên nhân chính làm cho miền Nam mạnh lên được là do có sự chỉ đạo vàtổ chức chi viện người, trang bị của miền Bắc”, và Mỹ coi miền Bắc là nguồn gốc sứcmạnh của cuộc “chiến tranh nổi dậy” của miền Nam và là “hiểm họa số 1” [2, tr. 149].Khẩu hiệu “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” được nâng lên thànhmột cao trào chống Mỹ, cứu nước rộng lớn trên toàn miền Bắc. Trong khí thế sôi nổi thiđua của quân và dân miền Bắc, quân và dân Quảng Bình cũng ra sức thi đua với quyếttâm “Dù phải kinh qua nhiều gian khổ, ác liệt đến mấy đi chăng nữa, quân và dânQuảng Bình quyết giữ vững tinh thần, phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất củaBình Trị Thiên khói lửa, sẵn sàng trước mọi thử thách, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹxâm lược, làm tròn nhiệm vụ với miền Nam ruột thịt” [4, tr. 32]. Vì thế, ngay khi Mỹném bom bắn phá vào Quảng Bình (7/2/1965), phong trào thi đua vừa chiến đấu, vừasản xuất đã diễn ra sôi nổi trên địa bàn tỉnh. Đến ngày 14/7/1965, quân và dân QuảngBình bắn rơi 100 máy bay Mỹ, cùng với thành tích thu hoạch vụ sản xuất Đông Xuân1964-1965 thắng lợi toàn diện, ngày 17/7/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen:“Bác vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi đồng bào, bộ đội vàcán bộ Quảng Bình đã bắn rơi 100 máy bay Mỹ, vừa qua lại thu hoạch vụ chiêm rất tốt,như vậy là tỉnh nhà chiến đấu giỏi, sản xuất cũng giỏi” [5, tr. 440]. Vinh dự và tự hàohọc tập thư khen của Bác Hồ, nhân dân trong tỉnh đã thi đua sản xuất, chiến đấu. Mỗihợp tác xã có “Cánh đồng thắng Mỹ”, đội sản xuất có “Thửa ruộng thâm canh thắngMỹ”, cơ quan xí nghiệp có “Trận địa thắng Mỹ”. Từ ngày 6 đến ngày 9/11/1965, tạithôn Xuân Hòa, xã Hoa Thủy, huyện Lệ Thủy, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chứcTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 71-7872PHAN THỊ TRÀ GIANG“Đại hội tổng kết thi đua”, trên cơ sở đó, Tỉnh ủy phát động phong trào “Hai giỏi”(chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi).Thực chất của phong trào “Hai giỏi” không chỉ ở hai mặt chiến đấu và sản xuất mà gồmcác mặt từ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, sản xuất và bảo vệ sản xuất, đồng thời chi việncho tiền tuyến. Bác Hồ đã từng nói: “Theo Bác, không ai giỏi toàn diện, có thể giỏi vềnhiều mặt hoặc chỉ một mặt, có người chiến đấu giỏi, có người phục vụ chiến đấu giỏi,có người giỏi trong phòng không nhân dân, có người đóng góp nhiều lương thực chocuộc chiến đấu, cho cách mạng miền Nam… thế cũng là rất giỏi. Người chăm lo bảo vệcủa công, bảo vệ hàng chi viện cho tiền tuyến, cho không lấy, thấy không xin là giỏi.Đừng cầu toàn, phải phát huy từng việc tốt, nhiều việc tốt thành người tốt” [1, tr. 103].Lời nhắc nhở của Bác làm cho tiêu chuẩn phấn đấu để đạt danh hiệu “Hai giỏi” ngàycàng toàn diện. Đến “năm 1967, Tỉnh ủy đã thống nhất danh hiệu “Hai giỏi” với danhhiệu “lao động tiên tiến” của Nhà nước, nghĩa là danh hiệu “Hai giỏi” của tỉnh tức làdanh hiệu lao động tiên tiến của Nhà nước” [1].2. ĐÓNG GÓP CỦA PHONG TRÀO “HAI GIỎI”- Chiến đấu giữ vững quê hương, góp phần bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩaNgay khi Mỹ ném bom đánh phá ra miền Bắc (7/2/1965), cuộc chiến đấu trực tiếp vớikẻ thù đã diễn ra quyết liệt. Gương chiến đấu của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân hysinh tại miền Tây Quảng Bình với khẩu hiệu “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”, đã thôithúc quân và dân trong tỉnh ra sức chiến đấu với khí thế “Quyết chiến quyết thắng đếquốc Mỹ xâm lược”. Trong trận đầu đọ sức với máy bay Mỹ (2/1965) đã xuất hiệnnhiều tấm gương dũng cảm: Gương ôm bom nổ chậm của Võ Xuân Nở, Bí thư chi bộthôn Phú Xá (Lộc Ninh), Lê Ngọc Lễ đã lấy thân mình làm giá súng, Mẹ Nguyễn ThịSuốt vượt qua bom đạn chèo đò chở bộ đội sang sông. Gương chiến đấu của Mẹ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đóng góp của phong trào hai giỏi Phong trào hai giỏi Phong trào hai giỏi ở Quảng Bình Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại Chiến tranh phá hoại của đế quốc MỹTài liệu liên quan:
-
38 trang 95 0 0
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phúc Trìu (1946-2016): Phần 2
206 trang 29 0 0 -
Ebook Lịch sử báo Thái Nguyên (1962-2012): Phần 1
73 trang 28 0 0 -
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Thanh Ninh (1946-2010): Phần 2
164 trang 26 0 0 -
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quy Kỳ (1946-2016): Phần 1
134 trang 24 0 0 -
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phúc Xuân (1946-2020): Phần 1
130 trang 20 0 0 -
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lương - Tập 2 (1955-2000): Phần 1
176 trang 18 0 0 -
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ: Phần 1
83 trang 11 0 0 -
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khánh Thiện (1945-2009): Phần 2
63 trang 9 0 0 -
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Trung Thành (1963-2020): Phần 1
78 trang 6 0 0