Danh mục

ĐỘNG KINH (Epilepsy) (Kỳ 1)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.23 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Động kinh là một loại bệnh thần kinh thường gặp và khó trị. Triệu chứng lâm sàng của bệnh rất đa dạng, có những biểu hiện từng cơn về rối loạn ý thức, vận động, cảm giác, ngôn ngữ … tái phát nhiều lần, có những lúc bình thường tùy theo đặc điểm tổn thương bệnh lý của não. Tỷ lệ phát bệnh theo thống kê các nước Âu Mỹ là 2 - 7%, của Trung Quốc là 4,7%, của nước ta là 2% (báo cáo của bộ môn Thần kinh, trường đại học Y dược TP. Hồ Chí...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỘNG KINH (Epilepsy) (Kỳ 1) ĐỘNG KINH (Epilepsy) (Kỳ 1) Động kinh là một loại bệnh thần kinh thường gặp và khó trị. Triệuchứng lâm sàng của bệnh rất đa dạng, có những biểu hiện từng cơn về rối loạn ýthức, vận động, cảm giác, ngôn ngữ … tái phát nhiều lần, có những lúc bìnhthường tùy theo đặc điểm tổn thương bệnh lý của não. Tỷ lệ phát bệnh theo thốngkê các nước Âu Mỹ là 2 - 7%, của Trung Quốc là 4,7%, của nước ta là 2% (báocáo của bộ môn Thần kinh, trường đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh 1992). Theogiới tính thì nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ 1,7/1. Tỷ lệ phát bệnh ở những người cùngtrong một gia đình có người bệnh động kinh cao hơn ở những gia đình khác là 4 -7,2 lần. Có ít nhất 40% bệnh nhân không rõ nguyên nhân. Đa số bệnh nhân có cơnđầu tiên dưới 19 tuổi (60,6%). Bệnh động kinh làm ảnh hưởng xấu đến sự pháttriển của thanh thiếu niên và là bệnh rất khó trị, cho nên là một bệnh rất cần đến sựquan tâm của giới y học chúng ta. Với những triệu chứng chủ yếu trên lâm sàng là những cơn co giật,những cơn rối loạn về ý thức và tinh thần, tái phát nhiều lần, bệnh thuộc phạm trùcác chứng “giản”, chứng “điên” trong Đông y học. I- NGUYÊN NHÂN BỆNH LÝ: Theo Y học hiện đại, động kinh có thể chia làm 2 loại: động kinh là cơnđộng kinh do tổn thương thực thể ở não gây ra và động kinh nguyên phát (vô căn)là cơn động kinh không do hoặc chưa tìm thấy tổn thương ở não. Theo các Y văn cổ, phát sinh bệnh chủ yếu là do sự rối loạn chức năngcủa các tạng Tâm, Can, Tỳ, Thận gây nên sự rối loạn tạm thời của âm dương, sinhkhí nghịch, đàm ủng tắc, hỏa viêm phong động, bế lấp thanh khiếu. Về các nguyên nhân và sự thay đổi bệnh lý có thể nhận thức như sau: 1- Cơ thể vốn hư: Tâm chủ huyết mạch. Do lao động, nghĩ ngợi nhiều làmtổn hao tâm huyết, tâm huyết không đủ thì thần không được nuôi dưỡng, thận hưthì can huyết kém, tỳ hư vận hóa suy giảm, tinh khí không đủ dưỡng não đều lànhững nguyên nhân làm cho chức năng não rối loạn sinh bệnh. 2- Đàm trọc ứ tụ: Do ẩm thực không điều độ, tỳ khí hư thì đàm trọc nội tụ,tình khí không điều hòa, can khí uất thì can phong động sinh cơn co giật, can khínghịch đưa đàm lên che lấp thanh khiếu (đàm mê tâm khiếu) sinh mê man bất tỉnh. 3- Ngoại cảm lục dâm: Ngoại phong kích động nội phong, can phong độngsinh co giật. Can khí uất, tỳ khí suy giảm (can khắc tỳ) đàm trọc nội sinh, can khíuất hóa hỏa sinh phong, phong đàm nhiễu tâm, sinh hôn mê co giật. 4- Huyết ứ nội tụ: Té ngã, chấn thương sản khoa gây ứ huyết nội tụ gây tắcnão khí, thần chí hôn mê, huyết ứ sinh huyết hư không dưỡng can, sinh can phongnội động gây co giật. II- TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: Triệu chứng bệnh động kinh rất phức tạp. Y học hiện đại hiện phân làm 5loại, tóm tắt như sau: 1- Cơn lớn (grand mal): Có đặc điểm chính là co giật toàn thân và mất ýthức. Đột quỵ, cơn không định kỳ, bất tỉnh, hàm răng nghiến chặt, mắt trợn ngược,sắc mặt tái nhợt hoặc tím xạm, mũi miệng phát âm tiếng dị thường, miệng sùi bọtmép, chân tay co giật, tiêu tiểu không tự chủ, một lúc sau tỉnh lại như người bìnhthường, không nhớ được những gì đã xảy ra. 2- Cơn nhỏ (petit mal): Mất ý thức tạm thời rồi tỉnh, chân tay không cogiật. 3- Cơn cục bộ: Có triệu chứng cục bộ như cơn co giật cơ cục bộ hoặc cảmgiác khác thường. 4- Cơn tâm thần vận động: Đột nhiên có cơn trạng thái tinh thần hoặc vậnđộng bất thường. 5- Cơn liên tục: Cơn lớn liên tục trong một thời gian ngắn, dễ gây nguyhiểm cho tính mạng. III- CHẨN ĐOÁN VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: 1- Đặc điểm chủ yếu của bệnh là lên cơn đột ngột, ngắn và tái phát nhiềulần, có những rối loạn về ý thức, cảm giác và chức năng thần kinh thực vật, giữa 2cơn hoạt động của cơ thể là bình thường và không nhớ được những gì đã xảy ra. 2- Thường lên cơn vào những lúc tinh thần bị kích động, căng thẳng, sợ hãi,lao động quá sức, ăn uống quá đà hoặc đến kỳ hành kinh. 3- Điện não đồ có thể giúp phân biệt các thể bệnh. 4- Hỏi kỹ bệnh sử, khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm máu, phân, nướctiểu, X quang, chụp mạch máu não, CT … có thể giúp phát hiện những nguyênnhân của bệnh, giúp xác định chẩn đoán. 5- Dùng thuốc trị cơn động kinh thường có kết quả tốt. 6- Cần phân biệt động kinh với cơn đột quỵ (do tai biến mạch não) vàchứng kinh phong. - Đột quỵ phải được cấp cứu mới tỉnh và sau khi tỉnh thường kèm theo liệtnửa người và các triệu chứng thần kinh khác. - Kinh phong co giật thường thân mình co cứng, lưng đòn gánh và kèmtheo sốt, khó tỉnh lại bình thường. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: