Danh mục

Động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh bảo hộ thương mại

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 469.83 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích một góc nhìn tích cực khi xem xét xu hướng gia tăng BHTM trên thế giới lại là động lực để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) ở Việt Nam. Trên cơ sở sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp bài báo phân tích khái quát tình hình phát triển nông nghiệp CNC ở Việt Nam và xu hướng gia tăng BHTM trên thế giới; phân tích một số lý do khiến Việt Nam cần phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC trong bối cảnh BHTM; đề xuất một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC trong bối cảnh BHTM.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh bảo hộ thương mại ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRONG BỐI CẢNH BẢO HỘ THƯƠNG MẠI MOTIVATIONS FOR PROMOTING HIGH-TECH AGRICULTURE DEVELOPMENT IN THE CONTEXT OF TRADE PROTECTION TS. Hoàng Văn Mạnh Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Hiện nay tự do hóa thương mại toàn cầu đang gặp phải một thách thức rất lớn đó là xu hướng các nước gia tăng thực hiện các biện pháp bảo hộ thương mại (BHTM). BHTM gia tăng được cho là có ảnh hưởng đa chiều đến phát triển kinh tế - xã hội của các quốc có mức độ hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Bài báo phân tích một góc nhìn tích cực khi xem xét xu hướng gia tăng BHTM trên thế giới lại là động lực để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) ở Việt Nam. Trên cơ sở sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp bài báo phân tích khái quát tình hình phát triển nông nghiệp CNC ở Việt Nam và xu hướng gia tăng BHTM trên thế giới; phân tích một số lý do khiến Việt Nam cần phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC trong bối cảnh BHTM; đề xuất một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC trong bối cảnh BHTM. Từ khóa: Bảo hộ thương mại, nông nghiệp công nghệ cao, Việt Nam Abstract Currently, global trade liberalization faces a huge challenge, which is the increasing trend of countries applying trade protection. Increased trade protection measures are believed to have a multidimensional effect on the socio-economic development of countries with a deep integration into the global economy. The article analyzes based on a positive view when it considers the trend of increasing trade protection is the driving force to promote the development of high-tech agriculture in Vietnam. On the basis of using secondary data sources, the article targets to provide an overview of the development of high-tech agriculture in Vietnam and the trend of increasing world trade protection; to interpret some reasons why Vietnam needs to strengthen the development of high-tech agriculture in the context of trade protection; to propose some recommendations for enhancing the development of high-tech agriculture in the context of trade protection. Keywords: trade protection, high-tech agriculture, Vietnam 1. Tổng quan phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam Phát triển nông nghiệp CNC đã và đang là xu hướng chủ đạo và tất yếu trong xu thế hội nhập, là giải pháp mạnh, hiệu quả trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Có nhiều cách hiểu khác nhau về nông nghiệp CNC hay nông nghiệp ứng dụng CNC. Ở đây, nông nghiệp CNC được hiểu là nền nông nghiệp mà trong đó khoa học và CNC được ứng dụng 150 rộng rãi nhằm phát huy tối đa các điều kiện tự nhiên cũng như xã hội nhằm tạo ra sự vượt trội về năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa gắn với đảm bảo ở mức cao vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời giúp người dân làm giàu từ chính ngành nông nghiệp[4]. Tại Việt Nam, nhiệm vụ cơ bản của phát triển nông nghiệp CNC bao gồm: (1) nghiên cứu phát triển CNC trong nông nghiệp (tập trung phát triển CNC trong các lĩnh vực: chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thủy sản cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và thủy sản; nghiên cứu, phát triển các quy trình công nghệ trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao; tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; nhập CNC trong nông nghiệp); (2) phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC với các nội dung cơ bản: phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC; phát triển khu nông nghiệp ứng dụng CNC; phát triển vùng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng CNC trong sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao; (3) phát triển dịch vụ CNC phục vụ nông nghiệp[6]. Phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân và xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Để góp phần hiện thực hóa chủ trương lớn này, ngày 29-1-2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020. Để thực hiện Đề án, ngày 17-2-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1895/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC thuộc Chương trình quốc gia phát triển CNC đến năm 2020 nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Thực hiện quyết định trên, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp. Đến tháng 6-2017, cả nước có 29 khu nông nghiệp CNC, trong đó có 3 khu nông nghiệp CNC được Chính phủ phê duyệt tại các tỉnh Hậu Giang, Phú Yên và Bạc Liêu, các khu nông nghiệp CNC còn lại do UBND tỉnh thành lập. Cho đến nay đã xuất hiện và phát triển nhiều mô hình phát triển nông nghiệp CNC. Ngoài việc hình thành các khu, các vùng nông nghiệp CNC, còn có các mô hình cụ thể như: mô hình trồng rau khí canh, trồng rau thủy canh, trồng rau trong nhà lưới, nhà kính; mô hình trồng hoa trong nhà kính; mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính; mô hình chăn nuôi lợn ứng dụng nền đệm lót sinh học,... Tương tự như nông nghiệp truyền thống, thị trường cho sản phẩm nông nghiệp CNC cũng bao gồm thị trường trong nước và thị trường nước ngoài (xuất khẩu). Vì vậy tình hình thị trường trong nước và thị trường quốc tế, chính sách thương mại của Việt Nam và chính sách thương mại của các nước trên thế giới có quan hệ thương mại với Việt Nam đều có tác động, ảnh hưởng đa chiều đến phát t ...

Tài liệu được xem nhiều: