Hải Ninh là tên gọi một ngôi làng điển hình ở miền Bắc với cánh đồng lúa mênh mông , với lũy tre xanh bao bọc mấy trăm nóc nhà , phần lớn là mái tranh vách đất. Cuối cánh đồng làng có con đê cao ngăn nước sông cái , la mối đe dọa hàng năm mỗi khi mùa mưa đến. Cuộc sống im lìm của mấy ngàn cư dân cứ êm ả ngày này qua ngày khác , ngàn đời chẳng biết bao giờ thay đổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dòng mực cũ - Phần 1 Phần 1Hải Ninh là tên gọi một ngôi làng điển hình ở miền Bắc với cánh đồng lúa mênh mông, với lũy tre xanh bao bọc mấy trăm nóc nhà , phần lớn là mái tranh vách đất. Cuốicánh đồng làng có con đê cao ngăn nước sông cái , la mối đe dọa hàng năm mỗi khimùa mưa đến. Cuộc sống im lìm của mấy ngàn cư dân cứ êm ả ngày này qua ngàykhác , ngàn đời chẳng biết bao giờ thay đổi.Bấy giờ là giữa thập niên 20 , Khải Định hoàng đế vừa qua đời ở tuổi 41. Vua chết đikhông để lại chút tiếc thương nào trong lòng muôn dân , bởi sinh thời vua là bù nhìntiêu biểu của thực dân Pháo , đi ngược lai bao nhiêu công trình ái quốc của các bậc tiênvương họ Nguyễn. Triều đình cũng biết lòng dân chê trách vua , cho nên vua vừa nằmxuống , các quan phụ chính đại thần như Tôn Thất Hân , Nguyễn Hữu Bài vội vàng rabản thông tri , có đoạn mở đầu như sau:“Hoàng đế Khải Định từ khi đi Tây về thụ bệnh , bệnh tình càng ngày càng nặng , 5giờ sáng ngày 21 tháng 9 ta , tức Novembre , ngài đã thăng hà.Nay tiên đế đã khuất núi , chúng ta cũng không nên nghi luận về sự nghiệp ngài trongmười năm trị vì thế nào. Sự nghiệp ấy hay hay dở , sẽ thuộc về thanh sử đời sau phánđoán. “Lời kêu gọi của triều đình càng làm cho thần dân bàn tán nhiều hơn. Hoàng tử VĩnhThụy vốn người ngoại tộc , được Khải Định nhận làm con nuôi , lên nối ngôi , lấyhiệu là Bảo Đại , mới 13 tuổi hiện còn đang du hoc bên mẫu quốc.Bước sang đầu thế kỳ 20 , những phong trào đấu tranh dành độc lập không còn lấytriều đình làm điểm tựa nữa , bởi tiếng gọi Cần Vương năm xưa thời Hàm Nghi , DuyTân đã trở thành dĩ vảng. Nhiệm vụ đuổi Thực dân bây giờ là quần chúng tự phát , đặcbiệt là những người theo tân học , ngấm ngầm bùng lên khắp nơi như trăm hoa đua nởdưới nhiều hình thức khác nhau , ghi dấu một thời lẫm liệt pha lẫn với bi thương.Trong làng Hải Ninh , có gia đình ông Vũ Lương , thuộc hàng trung nông , bốn ngườicon , hai trai hai gái đều hiền lành chăm chỉ. Ông Lương là thầy đồ lỡ vận , vốn liếngchữ Hán thâm hậu nhưng gặp lúc buổi Nho học xế bóng , không đắc dụng trong xã hộinữa. Ông mở lớp dạy học tại nhà , môn sinh lác đác trên dưới chục đứa. Những giađình tương đối có chút tiền thì gửi con đến , một là để ông trông nom cho chúng khỏilêu lổng ngoài đường , hai là nhắc nhở chúng về lễ nghĩa , hy vọng mai sau khi lớn lênchúng sẽ hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. Cái lớp học vốn lèo tèo ấy , cứ mỗi ngày mộtvắng đi dần. Cuối cùng chỉ còn dăm ba đứa , ông đành giải tán , chuyển sang hốt thuốcbắc , nhưng cũng không khá , phần vì ít kinh nghiệm , phần vì chính bản thân ôngkhông tha thiết với nghề này. Lớp người như ông nặng tính bảo thủ , luôn luôn giàtrước tuổi , thường mất nhiều thì giờ trầm ngâm suy nghĩ , bởi quá luyến tiếc cái thờivàng son của lối học từ chương thuở trước. Chữ Tây , chữ Quốc ngữ ông đều khôngcoi là những phương tiện chính thống để chuyên chở đạo ly thánh hiền. Ông cũng họccho biết với thiên hạ , nhưng lòng không say mê chút nào. Chỉ vì muốn giữ lấy nếp nhàmà ông phải gửi Tân , người con trai đầu lòng của ông xuống Hà nội học , chứ trongthâm sâu ông chỉ muốn con ở nhà , trau dồi Tứ Thư Ngũ Kinh là đủ rồi. Tân năm nay20 tuổi. Ba đứa em kế tiếp là Hậu , Duyên và cậu Út Hoàn , cứ ba năm hai đứa , thànhra tuổi đềi xấp xỉ nhau. Là nhà nho cho nên ông Lương nghiêm khắc lắm , hở một tí làđánh mắng thẳng tay , nhất là đối với hai cô gái. Trai làng có ai chọc ghẹo ngoài ngõ ,ông không cần biết phải trái , lôi con về trách phạt trước. Gánh hát chèo lâu lâu mớivề diễn ở đình làng , hai cô muốn raa xem phải có bà mẹ hoặc anh Tân đi kèm ôngmới cho phép. Ông hãnh diện về gia phong , không cần đếm xỉa đến những khao khátcủa các con ở tuổi đang lớn và nhất là những thay đổi bật gốc của xã hội Việt Namvào cuối mùa thực dân.Tuy vậy , những khi các con xúm nhau nhặt gạo ngoài hiên , cũng có lúc ông Lươngcao hứng ngồi kể chưyện đời xưa cho các con nghe. Phần lớn là những tấm gươngtrung hiếu tiết nghĩa rút ra từ Đông châu liệt quốc , Thủy hử hay Tam quốc chí. Ôngkể sơ lượt thôi , nhưng ông bình luận rất kỹ , nhắc đi nhắc lại cái đạo tam tòng tứ đứcđể các con thấm sâu vào trí óc. Chẳng hạn như chiều nay , sau khi dứt một đoạnchuyện cổ , ông Lương nhìn hai cô gái đang lớn nhanh , thở dài bảo vợ:- Mới hôm nào chập chững biết đi , bâu giờ đứa nào đứa nấy xấp xỉ hai mươi cả rồi.Bà xem có ai xin thì cho người ta đi. Tống được đứa nào hay đứa nấy !Câu ấy , ông đã lập đi lập lại nhiều lần ngay trước mặt các con. Hậu và Duyên thấytủi thân đến độ phẩn uất , nhưng thời buổi lễ giáo khắc khe , không cô nào dám cóphản ứng dù là cha mẹ ăn nói khó nghe. Bà Lương bùi ngùi bảo chồng:- Năm ngoái , bà Cần đánh tiếng xin cái Hậu cho thằng Tuất , con giai bà ấy. Tôi bảomời bà ấy lại nhà chơi ! Đám ấy thì được , con nhà tử tế , không có tai tiếng gì. Tôi cóchờ rồi mà chả thấy bà ấy nói gì nữa ! Không khéo có đứa nào dèm pha cái gì đấy ,cho nên bà ấy ngơ đi. Tôi vẫn gặp ngoài chợ , nhưng chả lẽ minh lại nhắc !Ông Lương im lặng , chắp tay sau đít bỏ vào nhà ngồi uống trà. Hậu cũng biết chuyệnnày , biết Tuất có dạo để đến mình. Cô muốn lấy chồng phức cho xong để bố mẹkhỏi sốt rột và nhất là vì cô có ra riêng trước , thì mới đến lượt cô em , theo truyềnthống cả làng này. Ở Hải Ninh , những cô gái mà gia cảnh tầm thường và nhan sắc chỉở mức trung bình như chị em Hậu , nếu không may mắn thì có khi phải đi vào conđường làm lẽ những ông già nhà giàu. Cho nên tuy chẳng nói ra , nhưng hai cô đều âmthầm lo sợ cho tương lai.Buổi tối hôm ấy trời sáng trăng , hai chị em xay gạo ở đầu nhà , đang nói chuyện phímthì bà Lương bưng rổ khoai luột ra cho các con. Nhận thấy mẹ vui , Hậu mới bạo dạnhỏi- Mẹ , đừng nhắc đến chuyện nhà bà Cần nữa , mẹ ạ ! Anh Tuất sắp cưới vợ rồi !Bà Lương trợn mắt hỏi lại:- Thằng Tuất sắp lấy vợ? Lấy ai?Hậu đáp:- Con nghe bảo cưới cái cô nào ở bên kia sông , chứ không phải người làng mình !Bà Lương đan ...