Tuy nhiên cái ấn tượng mạnh nhất thúc đẩy Minh gia nhập Quốc Dân Đảng đã đến với anh trong một buổi hợp bí mật ở Thành Bộ Hà Nội, nơi đó anh có dịp gặp một đồng chí lớn hơn anh gần mười tuổi, tên là Lê Hữu Cảnh. Cảnh sinh năm 1895 tại Hà Đông, trong một gia đình công giáo rất sùng đạo. Gia đình Cảnh kinh doanh ngành đồ gốm ở Hà Nội, cho cảnh theo học trường dòng tức là trung tiểu học Colège Puginier nằm trên phố Carreau trong khu nhà chung thuộc giáo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dòng mực cũ - Phần 16 Phần 16Tuy nhiên cái ấn tượng mạnh nhất thúc đẩy Minh gia nhập Quốc Dân Đảng đã đếnvới anh trong một buổi hợp bí mật ở Thành Bộ Hà Nội, nơi đó anh có dịp gặp mộtđồng chí lớn hơn anh gần mười tuổi, tên là Lê Hữu Cảnh. Cảnh sinh năm 1895 tại HàĐông, trong một gia đình công giáo rất sùng đạo. Gia đình Cảnh kinh doanh ngành đồgốm ở Hà Nội, cho cảnh theo học trường dòng tức là trung tiểu học Colège Puginiernằm trên phố Carreau trong khu nhà chung thuộc giáo hội Thiên Chúa Giáo. Puginier làtên một linh mục người Pháp có công xây nhà thờ lớn Hà Nội, tức thánh đường SaintJoseph khánh thành dịp lễ Noel năm 1887, tức là trước Vương Cung Thánh Dường SàiGòn một năm.Thời Pháp thuộc, người công giáo vẫn bị coi là thành phần hưởng lợi của Pháp, chonên hoặc đứng vào hàng ngũ thân Tây, hoặc dửng dưng đứng giữa, không tích cựcchống Pháp. Điều này cũng dễ hiểu, một phần người Pháp muốn lợi dụng Công giáo,lại thêm phong trào Văn Thân kỳ thị đẩy khối dân Thiên Chúa giáo xa dần cộng đồngdân tộc. Thêm vào đó, từ khoảng 1920, dưới thời đức giáo hoàng PIO XI, chủ trươngcủa giáo hội là công khai tuyên chiến với chủ nghĩa vô thần sua khi Lenin lập đượcchế độ Cộng Sản tại Nga năm 1917.Từ ngày ấy, người Công giáo mặc nhiên coi kẻthù chính cần đối phó là Cộng Sản theo lời dạy của giáo hội. Tất cả những thế lựckhác trở thành thứ yếu. Thậm chí có người sẵn sàng hợp tác với Pháp để chống cộng.Lê Hữu Cảnh là một trường hợp giáo dân khác thường.Lê Hữu Cảnh sau khi học trường dòng Puginier đã được tuyển vào lính Pháp. Thời ấyquân dân Việt Nam đi lính cho Tây, dù có khả năng đến đâu thì chỉ có được ở hàng hạsĩ quan mà thôi. Cho nên những cấp bật mà người Việt nghe quen tay là Cai (hạ sĩ),Đội (trung sĩ) vaQuản (thượng sĩ). Cai và Đội được gọi bằng thầy. Tới chức Đản thìđược gọi là quan. Thầy cai, thâỳ đội, quan quản. Lê Hữu Cảnh đi lính Pháp lên tớichức Quản, tức là quyền hành bổng lộc cũng thuộc vao hàng khá. Nhưng ông xin giảingũ trở về và chuyển sang làm việc trong xưởng Hỏa Xa Hà Nội. Như thế, nói chungLê Hữu Cảnh là thành phần được Pháp đào tạo, nâng đỡ, cho công ăn việc làm để từđó có cuộc sống tương đối đầy đủ nhất là Cảnh đi theo đạo Thiên Chúa, một tôn giáođược xem như đồng minh của Pháp. Vậy mà Cảnh từ khước hết, mãnh liệt lao vàocông cuộc chống Pháp bằng hành động rất can đảm với trí óc thông minh và từng trảicủa mình. Thái độ ấy làm Minh vô cùng cảm động. Nhìn bao nhiêu công chức đanglĩnh lương của Pháp, bao nhiêu con cái trong những gia đình quan quyền, từ thông ôngphán cho đến án sát, tuần vũ, dám từ bỏ cuộc đời an nhàn để kéo nhau vào Quốc DânĐảng. Minh không thể làm ngơ đứng ngoài, Minh đã từng nể phục những người nhưPhó Đức Chính, tốt nghiệp cao đẳng công chánh, như Nguyễn Ngọc Sơn vừa du họcbên Pháp về, tương lai hứa hẹn cuộc sống thịnh vượng, thế mà họ vẫn tham gia sánglập Việt Nam Quốc Dân Đảng ngay từ buổi đầu. Nay gặp Lê Hữu Cảnh, Minh còn nểhơn, bởi trước đó Minh có thành kiến là người Công Giáo không chống Pháp.Giữa lúc lòng đang hăng say, Minh gặp Nguyễn Vă Viên, một đảng viên gắng bó vớiQuốc Dân Đảng từ khi Tổng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng còn có cái danh xưng sơkhởi là Chi Bộ Nam Đồng Thi Xã. Nguyễn Văn Viên và Nhượng Tống Hòan PhạmTrân đọc bài viết của Minh trên báo, biết anh là người cùng chí hướng, liền ngỏ lời rủanh gia nhập. Minh không lưỡng lự. Anh hăm hở tuyên thệ ngay và được Nguyễn VănViên giao cho công tác tuyên truyền trong tổ đảng thuộc Thành Bộ Hà Nội. Anh cũnggiã từ người bà con, dọn ra riêng thuê căn gác trọ ở xóm bình dân, vì cần làm việc kínđáo, thức khuya viết bài, cần liên lạc với đoàn thề và nhất là tránh liên lụy cho gia đìnhngười thân nếu chẳn may hành tung anh bị mật thám phát hiện.Lùi trở lại ngày 25 tháng 12 năm 1927, chi bộ Nam Đồng Thư Xã quyết định tổ chứcđại hội đại biểu toàn quốc để chính thức khai sinh Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đạihội sở dĩ chọn ngày lễ Chúa Giáng Sinh là để dễ đi lại trà trộn vào đám đông vì đồngbào Công Giáo khắp nơi đều lũ lượt kéo đến các nhà thờ. Hơn thế nữa, đối với ngườiPháp, Noel là lễ lớn nhất trong cả năm, dù sao thì chúng cũng vui chơi tiệc tùng, lơ làviệc tuần tra. Nhờ vậy, đại hội khai mạc lúc 8 giờ tối, đã diễn ra tốt đẹp như đồng LêThành Vỵ, nằm trong làng Thể Giao, đất cũ thuộc Huyện Thọ Xương, thành phố HàNội.Kể từ đó, sức phát triển Đảng bung ra quá nhanh và quá rộng. Đảng đưa ra chươngtrình hoạt động gồm ba giai đoạn: Bí mật, bán công khai và tổng khởi nghĩa. Quantrọng nhất vẫn là giai đoạn một, tức là thời kỳ bí mật kết nạp Đảng viên và phát triểnĐảng. Nhưng biến triển của tình thế diễn ra quá nhanh, Đảng viên quá hăng say vàphần lớn chỉ có nhiệt tình yêu nước mà chưa có kinh nghiệm đấu tranh, nên chỉ đượcmột năm 1928 là tương đối an bình. Năm sau, bão tố ùa đến thật nhanh, đưa Việt NamQuốc Dân Đảng vào một viễn ảnh cực kỳ bi thảm. Âu cũng là định mệnh của lịch sử!Lúc bấy giờ phong trào mộ p ...