Minh đã ra đến hè, lại thụt lùi vào tuốt bên trong vì thấy khách bộ hành qua lại khá đông. Đối diện bên kia đường, sát cạnh một hiệu ăn mới mở là tiệm thuốc của một ông lang chuêyn chữa bệnh hoa liễu, phục vụ chị em trong xóm cũng như khách làng chơi gặp vận xui. Con đường Khâm Thiên này chỉ mới hình thành từ thế chiến thứ nhất, được mang cái tên đẹp vì ở đầu phía Đông trước đây có Tòa Khâm Thiên Giám chuyên nghiên cứu thiên văn, thời tiết, do vua Lý...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dòng mực cũ - Phần 21 Phần 21Minh đã ra đến hè, lại thụt lùi vào tuốt bên trong vì thấy khách bộ hành qua lại kháđông. Đối diện bên kia đường, sát cạnh một hiệu ăn mới mở là tiệm thuốc của mộtông lang chuêyn chữa bệnh hoa liễu, phục vụ chị em trong xóm cũng như khách làngchơi gặp vận xui. Con đường Khâm Thiên này chỉ mới hình thành từ thế chiến thứnhất, được mang cái tên đẹp vì ở đầu phía Đông trước đây có Tòa Khâm Thiên Giámchuyên nghiên cứu thiên văn, thời tiết, do vua Lý Thái Tổ đặt ra từ thế kỷ 11. Nhưngsinh hoạt thực tế của Khâm Thiên đã làm cho cái tên Khâm Thiên đồng nghĩa với khuvực ăn chơi trác táng. Mà tiếng đồn ấy quả không sai. Con phố Khâm Thiên chỉ dàihơn một cây số mà mọc lên nhan nhản những nhà hát. Điều đáng nói là có những nhàhát không có đào hát, nói đúng hơn đào thì nhiều mà không ai biết hát. Các cô gái nghèoấy chỉ tụ hợp ở đây để kiếm sống bằng nghề giải khuây cho khách mà thôi. Thảnghoặc cũng có những vị khách sành điệu thật sự muốn nghe hát thì chủ nhà sẽ phảichạy qua nhà khác mượn một cô đào hát giỏi về biểu diễn!Từ sinh hoạt mờ ám trong những nhà hát ả đào, đã làm nảy sinh những nghề nghiệpphụ thuộc khác, dần dà có mặt trên phố Khâm Thiên. Chẳng hạn những phòng chữabệnh hoa liễu không giấy phép, những gian buồng ngủ cho thuê vội vã, những độngthuốc phiện cho khách đi mây về gió, những ông bà thầy bói chuyên giải đoán tươnglai cho những cô đầu ế ẩm muốn tìm một cuộc đời mới, và sau cùng là những tay anhchị đảm nhận công tác bảo vệ nhà hát, tháng tháng bắt các cô đóng hụi chết mới chocác cô hành nghề.Tuy thế, Khâm Thiên cũng được một lợi thế là thu hút khá đông giới văn nghệ sĩ,những nhà văn, nhà báo giầu tưởng tượng, như Vương Luân, dễ rung động với cảnhngộ của người hồng nhan đa truân. Và vì vậy, hai chữ Khâm Thiên dần dần trở nênquen thuộc trong các tác phẩm văn học thời tiền chiến.Vương Luân hỏi chủ nhà:- Việc gì thế? Hễ làm được thì tôi làm ngay!Người đàn bà tuổi gần bốn mươi, từng một thời nức tiếng nhan sắc, bây giờ mở nhàhát đi độ nhật mà cái nét mặn màvẫn phảng phất. Chị chớp mắt mấy cái rồi hỏi:- Dạo này quan anh có hay gặp ông ký Đăng không, thưa quan anh?Nghe nhắc đến tên người bạn thân của mình, Vương Luân hơi lúng túng, ông đáp:- Lâu lắm tôi cũng chả gặp! Thế dạo này ông ký không ghé đây sao?Chủ nhà thở dài va đáp:- Vâng! Đi đâu mất biệt hơn nữa năm nay. Vì thế em mới phải phiền đến quan anh, vìbiết quan anh là chỗ tri kỷ với ông ký. Năm ngoái, ông ký đến đây chơi với quan anhmột bận dạo đầu năm, chắc quan anh còn nhớ? Sau ấy, ông ký đến đây một mình hailần nữa. Rồi làtrốn biệt, chả thấy tăm hơi gì nữa!Ông Luân gật gù thông cảm. Thông lệ ở nhà hát là khách đến phải nộp tiền trước rồiđào mới hát. Giá cả thì mỗi nhà hát mỗi khác. Chỉ có những khách quen mới không bịáp dụng những thủ tục này, nghĩa là hát xong mới moi tiền ra trả. Nhiều ông lợi dụngchỗ quen biết để thiếu nợ rồi có khi trốn đi luôn vì trả nợ không nổi. Nhưng đó là nóichuyện người khác chứ trường hợp ông ký thì chắc không phải như vậy, bởi VươngLuân biết bạn ông không nghèo đến nỗi phải bỏ trốn. Bạn ông vắng mặt vì một lý dokhác mà ông không thể nói ra. Ông hỏi dò xét:Thế ông ký có hẹn hò gì với chị không?Người đàn bà cười buồn đáp:- Quan anh hiểu lầm chúng em rồi! Có hứa hẹn gì đâu! Hay nói đúng ra là có gì đâu màhứa hẹn! Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, ông ký nợ nhà hát chúng em hai chầu, hơnnữa năm nay không giả, cũng chẳng có nhời nào với chúng em! Cái Tuyết nó ngóngmỏi cổ từng ngày mà ông ký chả đến. Ông ấy còn nợ nó nhiều lắm, mà bố mẹ nó thìđang cần tiền chạy thuốc...Chủ nhà ngưng lại một chút nhìn ông Vương Luân và Minh dò phản ứng. Vương Luânbuột miệng nói:- Thế mà tôi cứ tưởng... Hóa ra ông ấy thiếu nợ!Chủ nhà tiếp:- Vâng! Năm hết tết đến, em mới đánh bạo nhờ quan anh, hễ có dịp gặp ông ký thìnhắc hộ chúng em một tiếng!Vương Luân thở dài một tiếng chia xẻ:- Được! Hễ gặp, tôi sẽ nói hộ!Rồi ông kéo Ming bước đi. Chủ nhà còn bước theo níu kéo thêm:- Trăm sự nhờ quan anh giúp cho. Chúng em chả dám quên ơn!Hai người đi bộ dọc theo lề đường. Ngang qua một cửa hàng đông khách, Minh né hẳnxuống lòng đường vì thấy cha ông mù đang kéo nhị hát xẩm, giọng ca rất ai oán. Haibố con nhà này cừ quanh quẩn làm ăn ở khúc đường này từ ngày Minh dọn đến, vàMinh đã bố thí cho họ cũng khá nhiều lần vì tội nghiệp đứa con mới mấy tuổi. Bâygiờ Minh đã bớt đi nhiều xúc động vì thiên hạ bảo cho anh biết, đứa trẻ không phải làcon ông, mà chỉ là sự kết hợp thương mại mà thôi.Đi thêm một quãng đường, Vương Luân hỏi Minh:- Cậu biết ông ký Đăng không?- Thưa biết. Đệ có gặp một lần ở nhà ông phán Quát! Thế mà tôi quên đấy.Rồi Vương Luân hạ giọng nói nhỏ hơn:- Đang việc ở tòa Bố, Đăng bỏ đi biệt tích. Lúc đầu, người ta bảo tôi là Đăng vào SàiGòn lặp nghiệp vì có ông chủ mở hiệu ăn trong ấy phát tài lắm. Tôi tưởng như thế.Mãi về sau mới biết Đăng theo hội k ...