Phần 26Một dịp may mắn , có người mách bảo cho Nhu biết vị sư trụ trì ở chùa làng có thời từng lều chõng đi thi . Nhu liền đến gặp , ngỏ ý xin vào làm việc lặt vặt cho chùa để hy vọng được sư ông cho thọ giáo . Nhà sư thấy Nhu có chí , bèn thu nhận làm môn đệ . Ít lâu sau , nhà sư lại gửi Nhu sang chùa làng Lạc Giản , cách Song Khê khoảng 5 cây số , để Nhu học thêm vì nhà sư bên chùa ấy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dòng mực cũ - Phần 26 Phần 26Một dịp may mắn , có người mách bảo cho Nhu biết vị sư trụ trì ở chùa làng có thờitừng lều chõng đi thi . Nhu liền đến gặp , ngỏ ý xin vào làm việc lặt vặt cho chùa đểhy vọng được sư ông cho thọ giáo . Nhà sư thấy Nhu có chí , bèn thu nhận làm môn đệ. Ít lâu sau , nhà sư lại gửi Nhu sang chùa làng Lạc Giản , cách Song Khê khoảng 5 câysố , để Nhu học thêm vì nhà sư bên chùa ấy có trình độ cao hơn . Nhờ vậy , chỉ hơnmột năm sau , Nhu đã thi đỗ khóa sinh .Để Nhu có điều kiện tịến xa , một lần nữa nhà sư lại gửi Nhu sang tận làng Nội Duệ ,ở đó có ngôi trường của cụ cử Đường nằm bên cạnh chùa Lim . Cụ cử Đường là mộtnhà nho yêu nước , lại có tính quảng giao , tìm người đồng chí hướng để kết bạn .Chính những tháng ngày ngồi tại ngôi trường này , Nhu đã được trang bị tinh thần áiquốc , mở ra một khúc rẽ mới cho cuộc đời mình . Năm 1903 , Nhu 21 tuổi , cụ PhanBội Châu trên đường bôn ba kiếm tìm đồng chí đánh Pháp , đã ghé thăm cụ cử Đường ,thầy học của Nhu . Cụ Phan ngỏ ý tìm một người khả tín , thông thạo đường đi nướcbước để đưa cụ đi gặp nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám . Cụ cử Đường liền giaotrọng trách này cho Nguyễn Khắc Nhu . Thế là thầy trò lên đường , trèo đèo vượt suốiđến đồn Phồn Xương , nơi nghĩa quân Đề Thám đang đóng trại . Bài học đầu tịêncũng là bài học mạnh mẽ nhất mà Nhu đã học được của Cụ Phan Bội Châu là chỉ conđường vũ trang mới đánh đuổi được thực dân . Nhu nhớ mãi lời dạy ấy như một tiasáng chiếu soi sáng hành trình ái quốc của Nhu sau này . Đánh giặc Pháp , phải dùngbạo lực !Đưa cụ Phan đi rồi , Nhu quay về chuẩn bị kỳ thi hương . Nhưng theo thông lệ củanhà Nguyễn , để giới hạn bớt số sĩ tử , bất cứ ai trước khi lều chõng đi thi hương ,đều phải trãi qua một kỳ sát hạch phúc khảo tại địa phương , tổ chức theo từng xứ .Ngày ấy , miền Bắc chia ra làm bốn xứ : Bắc , Nam , Đông , Đoài , mỗi xứ gồm vàitỉnh . Chẳng hạn như khi nói xứ Nam , người ta hiểu ngay là gồm Hà Đông , Hà Nam ,Hưng Yên , Nam Định , Thái Bình . Khi nói đến xứ Đoài , người ta hiểu ngay là SơnTây , Vĩnh Phúc Yên và mấy tỉnh lân cận . Nguyễn Khắc Nhu dự thi sát hạch toàn xứvà đỗ thủ khoa . Từ đó , Nhu mới có cái tên là ông Đầu Xứ , hoặc gọi tắt là Xứ Nhu .Đỗ đầu xứ như ông , chưa phải là một văn bằng chính thức của triều đình để ra làmquan , nhưng nó cho thấy trình độ học vấn của ông không thua gì bậc cử nhân củatriều Nguyễn . Chỉ tiếc rằng , giống như thân phụ , ông mang kiếp lận đận khoa cử .Bản thân Nguyễn Khắc Nhu đi thi hương hai lần đều không đậu , làm nhiều sĩ tửđồng khóa hết sức ngạc nhiên .Trở về làng , tạm gát lại chuyện đèn sách , ông cầm đầu một toán thanh niên 17 ngườisang Quảng Châu tìm cụ Phan Bội Châu để tham gia phong trào Đông Du . Nhưng quađến nơi thì cụ Phan đã lưu lạc xứ khác , không sao tìm gặp được . Phái đoàn nấn ná ởlại Quảng Châu chờ tin , bị nhà cầm quyền Trung Quốc bắt nhốt một thời gian . Maynhờ Xứ Nhu có chữ nghĩa nên mới được nể nang và thả cho về . Từ ấy , NguyễnKhắc Nhu làm nghề dạy học tại làng Thịnh Liệt , cách ga kép khoảng 5 cây số . Lòngyêu nước của ông đã để lộ ra một cách khá rõ rệt qua những vần thơ ông sáng tác cũngnhư những bài giảng cho học trò và thậm chí qua những câu đối ông víết trên tườnglớp học . Ông cũng là người đi tiên phong hô hào dân làng cải thiện đời sống vệ sinh ,đào giếng lấy nước uống , chống mê tín dị đoan , bỏ thuốc phiện và cờ bạc . Xứ Nhulàm thơ , viết báo , lấy tên làng Song Khê làm bút hiệu . Nhớ lời cụ Phan Bội Châu đãdạy , Xứ Nhu cho mở trường đào tạo nhân tài , nâng cao dân trí để chuẩn bị lớp ngườitương lai cho đất nước Từ hình thức cách mạng gián tiếp ấy , Xứ Nhu chuyển hướngsang hình thức tích cực hơn . Cùng các đồng chí trong nhóm Đông Du ngày trước ,thành lập tổ chức lấy tên là “Việt Nam Dân Quốc” , chủ trương võ trang chống Pháp .Tổ chức của ông nhanh chóng thu hút đông đảo đồng bào địa phương , kể cả phụ nữ ,chẳng hạn như ba chị em cô Bắc , cô Giang , cô Tình ở phủ Lạng Thương . Việt NamQuốc Dân cấp tốc chuẩn bị ngày khởi nghĩa , nhắm vào các đồn binh Pháp ở ĐápCầu , Bắc Ninh , Phả Lại . Trong khi chờ đợi , họ mở những cuộc tập kích lẻ tẻ vàocác đồn binh Pháp , gây được nhiều tiếng vang trong dân chúng . Những vụ binh biếnnho nhỏ ấy , đều được nhóm Nam Đồng Thư ở Hà Nội ngấm ngầm ủng hộ . NguyễnKhắc Nhu rắp tâm làm lớn một vố trong toàn vùng Nhưng kế hoạch chưa thực hiệnđược thì khôngmay bị lộ , vì xưởng chế tạo vũ khí thình lình phát nổ , khiến Pháp ratay khủng bố . Nhờ tổ chức chặc chẽ , kín đáo , mỗi cơ quan , mỗi cá nhân đều hoạtđộng biệt lập nhau , nên dù bị địch truy lùng gắt gao , lực lượng Việt Nam Quốc Dânkhông bị sứt mẻ bao nhiêu . Nhờ vậy , khi nhóm Nam Đồng Thư Xã biến thành ViệtNam Quốc Dân Đảng thì Nguyễn Khắc Nhu đem toàn bộ nhân sự của đảng mình sátnhập vào với Nguyễn Thái Học . Năm ấy , Nguyễn Khắc Nhu đã 45 , hơn NguyễnThái Học gần 20 tuổi .Vì tuổi đời khá cao , lại thêm kinh nghiệm hoat động lâu năm và trình độ học vấn uyênbác , Nguyễn Khắc Nhu được các đồng chí hết sức nể trọng , thường giao cho nhữngtrong trách lớn nhất của đảng , chẳng hạn như hai lần được bầu làm chủ tịch đảng.Sự tham gia của Nguyễn Khắc Nhu cùng tổ chức của ông , đã làm thay đổi hẳn bộmặt của Việt Nam Quốc Dân Đảng ít nhất là ở 3 lãnh vực : Thuở đầu khi kết nạpđảng viên , Quốc Dân Đảng đã bỏ quên vai trò phụ nữ . Nhờ Nguyễn Khắc Nhu ,những người như cô Giang , cô Bắc mới được đảng trọng dụng . Thứ hai , thuở đầukhi kết nạp đảng viên , Quốc Dân Đảng chỉ chú trọng đến tầng lớp trí thức thànhphố . Nhờ Nguyễn Khắc Nhu , khuynh hướng chủ chiến của Nguyễn Thái Học mớiđược ủng hộ mạnh mẽ và chiếm đa số trong hội nghị , điển hình là quyết định tổngkhởi nghĩa vừa thắng thế trong phiên họp lịch sử hôm nay, tại làng Đức Hiệp giữathánh 5 năm 1929 .Dù hội nghị đã quyết định tổng khởi nghĩa , Lê Hửu Cảnh vẫn cố bám lấy ý kiến củamình . Ngồi riêng với Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắ ...