Phần 57Lê Hửu Cảnh đi Hải Phòng hy vọng sẽ gặp được Ký Con Đặng Trần Nghiệp ở dưới ấy , nhưng xuống tới nơi thì các đồng chí cho biết Ký Con đã trốn sang Nam Định nên hai người không có dịp tái ngộ . Trước khi rời Hà Nội , Cảnh cùng Nguyễn Xuân Huân ghé qua nhà Minh ở Khâm Thiên để dặn dò vài công việc . Minh đòi thoát ly theo Cảnh nhưng Cảnh không đồng ý . Theo Cảnh , các cơ quan của đảng thuộc Thành Bộ Hà Nội đều bị giặc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dòng mực cũ - Phần 57 Phần 57Lê Hửu Cảnh đi Hải Phòng hy vọng sẽ gặp được Ký Con Đặng Trần Nghiệp ở dướiấy , nhưng xuống tới nơi thì các đồng chí cho biết Ký Con đã trốn sang Nam Định nênhai người không có dịp tái ngộ . Trước khi rời Hà Nội , Cảnh cùng Nguyễn Xuân Huânghé qua nhà Minh ở Khâm Thiên để dặn dò vài công việc . Minh đòi thoát ly theo Cảnhnhưng Cảnh không đồng ý . Theo Cảnh , các cơ quan của đảng thuộc Thành Bộ HàNội đều bị giặc phát giác . Chỉ còn một địa điểm duy nhất là căn gác nhà Minh ở trọ .Minh phải bám lấy để làm chỗ giao liên khi cần thiết . Cảnh nắm tay Minh và dặn :- Cậu cứ ở đây . Tôi sẽ quay lại gặp cậu ! Tôi đã dặn cô Giang , nếu cần liên lạc vớitôi thì cứ cho cậu biết ! Thỉnh thoảng tôi sẽ cho người đến gặp cậu ! Thế nào côGiang cũng cần đến cậu !Rồi Cảnh lấy ra mảnh giấy nhỏ có ghi địa chỉ trạm giao liên ở Hải Phòng , trao choMinh và bảo :- Cậu học thuộc địa chỉ này và xé bỏ mảnh giấy đi . Tôi đã dặn cậu nhiều lần , nguyêntắc căn bản là không bao giờ để lại bút tích gì cả . Ngô nhỡ địch khai thác được !Minh nhét mẫu giấy vào túi rồi dè dặt hỏi :- Chị Giang có đi chuyến này với hai anh không ?Nguyễn Xuân Huân đáp thay :- Không . Chị ấy phải nán lại Hà Nội chờ nghe tin tức các đồng chí trong Hỏa Lò .Phân vân một chút . Minh lại hỏi :- Anh có tính sang Vân Nam không , anh Cảnh ?Cảnh quả quyết :- Tôi ở lại . Nhất định ở lại . Tổng Bộ giao phó trách nhiệm cho tôi . Tôi đi sao đành !Đồng chí Huân đây và tất cả nhóm chúng tôi đều ở lại , nhưng nếu gặp Ký Con , tôisẽ khuyên cậu ấy nên qua bên kia biên giới , vì hình ảnh của cậu ấy bị giặc dán khắpnơi , khó lòng mà thoát được . Trường hợp Ký Con thì nên xuất ngoại !Rồi Cảnh chia tay , cùng Huân lên đường . Minh nói :- Nếu hai anh gặp anh Doãn , nhớ cho em gửi lời thăm !Cảnh gật đầu bước đi . Doãn tức là bí danh của Ký Con Đặng Trần Nghiệp . Kể từđêm ném bom ở Hà Nội để làm kế nghi binh hỗ trợ cho các trận đánh tại các tỉnh , KýCon bị giặc truy lùng gay gắt với hàng vạn cáo thị và hình chụp dán khắp đó đây kèmtheo món tiền thưởng tương đương với Nguyễn Thái Học là 5 ngàn đồng . Biết khôngthể lưu lại Hà Nội , Ký Con tìm đường sang Hải Dương , tạm trú tại nhà một đồngchí làng Dư Hàng , huyện An Chương . Nương náu một thời gian , Ký Con thấy nơiđấy bất ổn vì mật thám tung hoành dữ dội . Anh liền trốn qua Nam Định , tá túc trongnhà một đồng chí ở làng Năng Tĩnh , huyện Mỹ Lộc , phủ Xuân Trường , quê hươngcủa Trần Tế Xương .Lẽ tất nhiên , Ký Con chẳng dám ở đâu lâu vì sợ lộ tông tích . Với số tiền thưởng quálớn , với hình ảnh và cáo thị dán khắp nơi , dễ gì anh thoát được . Tay sai làm việc choTây muốn lấy điểm với quan thầy cũng nhiều , mà những kẻ không óan thù với KýCon nhưng tham tiền thì cũng lắm . Anh luôn luôn là cái mồi ngon cho chúng . Bởi vậy, ở Nam Định được vài đêm anh đã thấy không ổn . Anh nói với chủ nhà :- Mai tôi đi sớm anh ạ ! Tôi linh cảm thấy ở đây không yên !Chủ nhà nhìn Ký Con thương cảm . Mới 22 tuổi , mặt non trẻ , da dẻ hồng hào trôngnhư một cậu học sinh nhút nhát , thế mà 2 năm qua Ký Con đã tạo được những thànhtích kinh thiên động địa . Chủ nhà vốn cảm phục sự gan dạ của Ký Con nên ngỏ ý âncần giữ anh lại :- Lúc này cậu đi đâu cũng chả yên ! Bắc Ninh và Bắc Giang là hai cái nôi của đảng ,giờ này bật gốc hết . Sơn Tây , Phú Thọ , Yên Bái , rồi ngay cả Hưng Yên , Hải Phòngcũng chẳng còn đất dung thân . Thôi thì cứ tạm ở lại đây chứ đi đâu bây giờ !Ký Con trầm ngâm nói :- Tôi định quay lại Hải Phòng ! Có thể gặp anh Cảnh dưới ấy !Chủ nhà ngậm ngùi nói :- Tùy đồng chí thôi ! Nếu đồng chí không muốn nán lại đây với tôi thì sáng mai nên đithật sớm . Tôi có sẳn đôi quang gánh , đồng chí giả làm người bán rong buổi sớm ,chúng nó không để ý !Ký Con đồng ý . Rồi hai người nằm bên nhau thì thầm cả đêm , ôn lại bao nhiêu kỷniệm của hai năm sóng gió nhưng hào hùng vừa qua . Những yếu nhân rường cột củađảng mà Ký Con đã từng tiếp xúc , từng sát cánh hoạt động , giờ này hầu như chẳngcòn ai . Không bị xử tử thì cũng bị lưu đày biệt xứ . Nhắc tới mà cả hai không cầmđược nước mắt . Mãi đến gần sáng , chủ nhà mới bùi ngùi bảo Ký Con :- Thôi , đồng chí nghỉ một tí đi . Lấy sức chốc nữa lên đường !Sau câu nói ấy , cả hai cùng im lặng , nhắm mặt nhưng không ai ngủ được vì nhữngưu tư đang trĩu nặng trong đầu .Bấy giờ ở Nam Định và Thái Bình , Đông Dương Cộng Sản Đảng đã thành lập vài chibộ khá mạnh . Lùi trở lại nửa năm trước , tức là tháng giêng năm 1930 , khi Quốc DânĐảng đang ráo riết chuẩn bị tổng khởi nghĩa , thì những đảng viên Tân Việt CáchMạng Đảng có khuynh hướng Cộng Sản , đứng ra thành lập một tổ chức lấy tên làĐông Dương Cộng sản Liên Đoàn, địa bàn hoạt động chính là Bắc Kỳ và Trung Kỳ .Như vậy , trên thực tế có ba nhóm Cộng Sản : Thứ nhất , Đông Dương Cộng SảnĐảng , do Nguyễn Đức Cảnh bí danh Cả Trọng , Ngô Gia Tự bí danh Sĩ Quyết , TrầnVăn Cung bí danh Quốc ...