Danh mục

Dòng mực cũ - Phần 60

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 54.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Minh nán lại , đi thơ thẩn trên sân ga , tự hỏi giờ này không biết cô Giang đang ở đâu . Có thể cô cũng như Minh , chỉ biết đau đớn đứng nhìn 13 đồng chí lên xe rồi khóc thầm bỏ về , chứ biết làm gì bây giờ ! Thật ra thì Minh đoán có phần đúng . Cô Giang cũng sẽ không thể lên được con tàu lịch sử này nếu không nhờ 2 đồng chí phụ đốt than và thợ máy trên tàu tìm cách đưa cô lên . Họ đưa bộ quần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dòng mực cũ - Phần 60 Phần 60Minh nán lại , đi thơ thẩn trên sân ga , tự hỏi giờ này không biết cô Giang đang ở đâu .Có thể cô cũng như Minh , chỉ biết đau đớn đứng nhìn 13 đồng chí lên xe rồi khócthầm bỏ về , chứ biết làm gì bây giờ !Thật ra thì Minh đoán có phần đúng . Cô Giang cũng sẽ không thể lên được con tàulịch sử này nếu không nhờ 2 đồng chí phụ đốt than và thợ máy trên tàu tìm cách đưa côlên . Họ đưa bộ quần áo đàn ông cho cô mặc để giả làm thợ máy , rồi suốt quãngđường dài , cô ngồi giấu mình trong toa than , không đi sang toa khác được vì lính canhđứng ngồi rải rác khắp nơi .Ngồi ủ rũ trong toa than , lòng cô cồn cào như lửa đốt . Trong cái tay nải nâu của côđặt bên cạnh , có khẩu súng lục đã nạp đạn sẳn và mấy quả bom . Cô tưởng mình cóthể cho nổ toa tàu chở tù nhân để giải cứu các đồng chí . Cô dự tính trong đầu là khitoa tàu vỡ tung , các đồng chí bỏ chạy thì mình cô sẽ đứng lại , dùng súng đương đầuvới lính canh để các đồng chí thoát thân . Cô sẳn sàng hy sinh nằm xuống vì NguyễnThái Học và các đồng chí . Nhưng giờ này ngồi đây , tuy cùng chung một chuyến tàu ,cô mới thấy đó chỉ là chuyện giả tưởng . Cô không thể nào tới gần cái toa tàu chở tùnhân được . Mấy trái bom đang nằm im trong tay nải kia , không biết rồi cô sẽ xửdụng vào việc gì !Tàu dừng lại ở ga Yên Bái . Chiếc xe đen của nhà lao Yên Bái đã chờ sẳn . Mười ba tùnhân được đưa ngay vào nhà tù mấy tiếng đồng hồ rồi lại đưa trở ra pháp trường lúcgà vừa gáy sáng . Mọi việc xảy ra nhanh chóng dưới sự canh phòng của lực lượng vũtrang đông đảo . Dân chúng đứng xem xa xa . Trong màn sương vắng lặng , họ nghetiếng hô vang của tù nhân “Việt Nam muôn năm ! Việt Nam bất diệt” . Mỗi tiếng hô làmột cái đầu rơi . Khoảng 5 giờ 30 , tử tội cuối cùng là đảng trưởng Nguyễn TháiHọc , chưa dứt tiếng hô , lưỡi dao đã phập xuống ! Năm ấy , ông tròn 28 tuổi .Cô Giang thất thiểu trở về . Mộng lớn không thành mà tình riêng cũng chẳng vẹn . Côquyết định tìm cho mình một hướng đi . Cô viết lá thư tuyệt mệnh với tư cách là condâu gửi lại song thân Nguyễn Thái Học . Rồi cô tìm cách sang chánh quán NguyễnThái Học , tức quê chồng ở làng Thổ Tang , phủ Vĩnh Tường , tỉnh Vĩnh Yên . Cô vàotừ biệt gia đình chồng rồi đi bộ ra Xóm Mới làng Đông Vệ , cách Thổ Tang chừng mộtcây số . Ở đó có cái quán bán nước chè xanh của bà hàng quen thuộc dưới gốc cây đề ,nơi cô từng ngồi với Nguyễn Thái Học và vài đồng chí Tổng Bộ . Cô vào uống nướcxong , mới ra gốc cây dùng súng kết liễu đời mình như lời thề năm xưa ở đền Hùng .Hôm ấy là ngày 18 tháng 6 năm 1930 , cô vừa tròn 22 tuổi .Cái chết của đảng trưởng Nguyễn Thái Học là một sự giao động lớn trong lòng cácđồng chí nhất là những người đang ở tù . Họ mất hết niềm hy vọng của tương lai .Nguyễn Thái Học như cây cột chống đỡ mái nhà , nay cây cột bị chặt đứt , họ biết cănnhà sớm muộn gì cũng sụp đổ .Tuy thế , một số đồng chí vẫn kiên trì giữ vững mạch sống của đảng , nhưng chuyểnhướng sang một con đường an toàn hơn . Ba hôm sau ngày 13 liệt sĩ bị hành quyết trênYên Bái , Vũ Văn Giản vượt biên sang Trung Hoa và đổi tên là Vũ Hồng Khanh , trởthành một lãnh tụ quan trọng sau này .Thầy giáo Vũ Văn Giản tham gia Quốc Dân Đảng từ buổi đầu , được nâng lên hàngcán bộ trung ương từ Hội Nghị Đức Hiệp , tháng 5 năm 1929 , vì cần bổ xung nhân sựbị bắt sau vụ ám sát Bazin . Tại Hội Nghị Mỹ Xá bàn việc tổng khởi nghĩa , Vũ VănGiản được giao công tác cùng 2 đồng chí Nguyễn Văn Chấn và Phạm Văn Tình , phátđộng các trận tấn công Kiến An và Hải Phòng . Cuộc khởi nghĩa thất bại , 75 đảngviên bị bắt , Vũ Văn Giản chạy thoát và bị tuyên án khiếm diện 20 năm tù . Bây giờông tìm đường trốn sang được Trung Hoa , liên lạc ngay với các đồng chí và kiều bàobên ấy . Vân Nam Đạo Bộ bầu ông lên thay thế Nguyễn Thế Nghiệp , bởi dù sao ôngcũng trực tiếp có mặt trong cuộc khởi nghĩa đánh thực dân Pháp . Một số các đồng chíkhác cũng dần dà từ trong nước trốn qua Trung Hoa để tiếp tục hoạt động , chẳng hạnnhư Trần Đông A và vợ là Mỵ Nương , Nguyễn Ngọc Sơn và vợ là Lê Thị Thăng , BùiVăn Hạch , Lê Tùng Sơn , Vũ Tiến Lữ v.v. Trần Đông A , Bùi Văn Hạch và Lê TùngSơn sau này đều theo Việt Minh cảỞ lại trong nước , chỉ còn nhóm Lê Hữu Cảnh quyết bám trụ .Ông thường xuyên ởHải Phòng để lo công việc kinh doanh . Lâu lâu có việc cần mới về Hà Nội thì căn gáctrọ của Minh là điểm hẹn để ông gặp gỡ một vài đồng chí tín cẩn . Việt Nam QuốcDân Đảng vốn đã tiêu điều từ sau cuộc khởi nghĩa , lại càng xác xơ sau khi NguyễnThái Học bị xử tử . Các đồng chí chưa bị bắt thì cố gắng phân tán , trốn tránh , khôngdám hội họp với nhau . Trung ương gần như mất hẳn liên lạc với các tỉnh bộ . Mỗi địaphương đành phải thu hẹp hoạt động trong phạm vi riêng lẻ của mình .Gần một tháng sau , đêm ngày 10 tháng 7 năm 1930 , vào lúc tảng sáng , một toán kháđông mật thám bủa vây căn nhà ở Hải Phòng , nơi vẫn được coi là cơ quan cải tổđảng , tức là chỗ liên l ...

Tài liệu được xem nhiều: