Danh mục

Đông Y Châm Cứu - DU HUYỆT VÀ PHÂN LOẠI DU HUYỆT

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 178.45 KB      Lượt xem: 37      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Du huyệt cũng gọi là khổng huyệt, huyệt đạo, huyệt vị, kinh huyệt, khí huyệt. Chữ Du có nghĩa giống như luân, là chuyển luân (theo Tứ giác hiệu mà tân từ điển thì chữ Du có nghĩa là: đáp ứng các yêu cầu. Có thể định nghĩa này phù hợp với tính năng, tác dụng của huyệt vị hơn). Huyệt có nghĩa là một khoảng trống. Du huyệt là điểm trên bề mặt cơ thể thông với kinh lạc. Nó phân bố ở trên mặt đường kinh mạch và là nơi để châm cứu. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đông Y Châm Cứu - DU HUYỆT VÀ PHÂN LOẠI DU HUYỆT Đông Y Châm Cứu Phần thứ hai DU HUYỆT VÀ PHÂN LOẠI DU HUYỆT 1. Thế nào là du huyệt Du huyệt cũng gọi là khổng huyệt, huyệt đạo, huyệt vị, kinh huyệt, khí huyệt. Chữ Du có nghĩa giống như luân, là chuyển luân (theo Tứ giác hiệu mà tân từ điển thì chữ Du có nghĩa là: đáp ứng các yêu cầu. Có thể định nghĩa này phù hợp với tính năng, tác dụng của huyệt vị hơn). Huyệt có nghĩa là một khoảng trống. Du huyệt là điểm trên bề mặt cơ thể thông với kinh lạc. Nó phân bố ở trên mặt đường kinh mạch và là nơi để châm cứu. Tác dụng của du huyệt: về mặt chuẩn đoán, có thể theo nơi phân bố của nó thăm dò điểm phản ứng bề ngoài để tham khảo chuẩn đoán bệnh tật. Phép chữa bệnh bằng châm cứu trên lâm sàng là thông qua tác dụng của du huyệt và kinh lạc mà điều tiết tạng phủ, vận hành khí huyết để đạt mục đích chữa hoặc dự phòng bệnh tật. 2. Phân loại Du huyệt Số du huyệt trên cơ thể người có rất nhiều, nhưng đại thể chia ra làm ba loại là: Kinh huyệt, Kỳ huyệt và Á thị huyệt. a. Kinh huyệt: Là huyệt có tên nhất định và có nơi nhất định, theo đúng thủ, túc tam âm kịnh, thủ, túc tam dương kinh, nhâm và đốc mạch mà dàn ra, thành hệ thống 14 kinh, gọi là kinh huyệt. Các kinh huyệt này đã trải qua sự chứng minh chữa bệnh ở bản kinh, vì vậy quy nạp ở trong bản kinh, chúng phát triển từ ít tới nhiều, từ tán loạn đến hệ thống mà thành. b. Kỳ huyệt: Là những phát hiện dần dần sau khi 14 đường kinh đã hình thành. Các y gia đời sau đã không nghĩ đến việc đem toàn bộ chúng nhập vào trong 14 kinh. (Các huyệt mới gần đây tìm ra gọi là tân huyệt). Do một số kỳ huyệt (đối với một số bệnh) có tác dụng chữa bệnh đặc thù, vì thế gọi là kỳ huyệt hoặc kinh ngoại kỳ huyệt (dịch là huyệt lạ ngoài kinh). Kỳ huyệt phân bố rất rộng, nhưng đều có quan hệ mật thiết với hệ thống kinh lạc, như huyệt Ấn đường trên đốc mạch, Trửu tiêm trên kinh tam tiêu. c. Á thị huyệt: Là nơi huyệt vị không cố định, lấy cục bộ chỗ bệnh hoặc nơi có phản ứng ấn đau làm nơi châm chữa, nó không có tên huyệt vị nhất định, gọi là Á thị huyệt, hoặc gọi là huyệt bất định, huyệt thiên ứng. á thị huyệt còn dùng cho chữa tật nạn ở bắp thịt phần nông (như đau bắp thịt), có thể bổ trợ khi chữa. 3. Cách lấy huyệt Trước khi châm cứu phải t ìm vị trí của du huyệt trên thân thể người ta, đó gọi là cách lấy huyệt. Khi gặp chứng bệnh thì việc lấy huyệt chính xác hay không có quan hệ mật thiết tới kết quả chữa bệnh. Nếu lấy huyệt chính xác, kết quả chữa bệnh tốt, lấy huyệt không chính xác, kết quả chữa bệnh kém. Vì thế, nhất định cần phải lấy huyệt cho đúng. Huyệt vị phân tán ở đầu mặt, thân mình, tứ chi, muốn lấy được huyệt chính xác không những yêu cầu người bệnh phải có thư thế và động tác nhất định như nằm nghiêng, nằm ngửa, nằm sấp, gấp khuỷu tay, dang tay, há mồm... Người thầy thuốc còn phải nắm vững được phương pháp lấy huyệt. Nói chung, phương pháp lấy huyệt thường dùng có ba loại A. Căn cứ vào sự bộc lộ tự nhiên ở cơ thể con người mà lấy huyệt. Cách lấy huyệt này chính xác, giản tiện, được vận dụng nhiều nhất trên lâm sàng; như lấy chính giữa hai lông mày là huyệt ấn đường, lấy hai ngón trỏ giao chéo nhau, đầu chót ngón trỏ trên đầu xương quay là huyệt Liệt khuyết, lấy điểm chính giữa đường nối hai đầu vú là huyệt Chiên trung Chiếu thẳng rốn sang phía sau cột sống để lấy huyệt Mệnh môn. Co khuỷu tay thành góc vuông lấy ở đầu nếp gấp khuỷu tay cạnh trong là huyệt Thiếu hải; hai t ay buông xuôi xu ống thì chỗ đầu chót ngón giữa nằm tr ên cạnh đùi là huyệt Phong t hị. Khi gấp hẳn đầu vào cổ thì mỏm gai đốt cổ 7 nổi lên r ất rõ, phía dưới đốt cổ 7, tức là bên trên đốt sống lưng I lấy huyệt Đại chuỳ, bên trên đốt lưng 2 là huyệt Đào đạo... B. Theo cách đo bằng thốn * ngón tay (chỉ thốn pháp - đồng thân thốn). Là cách lấy bề rộng mấy chỗ ở ngón tay ng ười bệnh làm tiêu chuẩn đo lường lấy huyệt. Nếu như t hân chất người bệnh và thầy thuốc t ương tự, có thể dùng tay thầy thuốc để đo. Cách lấy đồng thân thốn ngón giữa: là bảo người bệnh dùng ngón giữa và ngón cái t ay đặt nối nhau thành vòng tròn rồi đo lấy cự ly giữa hai đầu nếp gấp cạnh đốt giữa của ngón giữa làm một thốn. Cách tiện làm tiêu chuẩn cho việc lấy huyệt ở tứ chi và bề mặt ngang vùng lưng. Cách lấy đồng thân thốn ngón cái: lấy độ rộng đốt 1 ngón cái (chỗ ngang khớp đốt) làm 1 thốn, hoặc cả hai ngón trỏ và giữa làm 2 thốn, hoặc cả bốn ngón (trừ ngón cái) làm 3 thốn. Bề ngang bốn ngón gọi là nhất phu pháp, (ở Việt Nam ng ày xưa dùng bề ngang bốn ngón tay kẹp lại để làm đơn vị đo lường gọi là một vổ). Những cách đo này rất đơn giản nhưng không chuẩn xác khi đo tr ên các đoạn xương vì vậy trên các đoạn xương phải có cách đo riêng gọi là cốt độ pháp (phép đo ở xương). C. Cách chia thốn theo độ dài xương: cách chia thốn theo độ dài xương còn gọi là cốt độ pháp, cách này lấy khoảng cách giữa các bộ phận trong c ơ thể quy định thành độ dài ho ặc độ rộng nhất định rồi chia thành một số phần nào đó, mỗ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: