Danh mục

Dorrit Cohn và những kĩ thuật tự sự cơ bản _2

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.08 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dorrit Cohn, Giáo sư văn học của Đại học Harvard, được coi là một trong những người sáng lập ra thi pháp đương đại. Bà là tác giả của hai tác phẩm tiêu biểu Transparent Minds: Marrative Modes for presenting Consiousness in Fiction
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dorrit Cohn và những kĩ thuật tự sự cơ bản _2Dorrit Cohn và những kĩ thuật tự sự cơ bản Dorrit Cohn, Giáo sư văn học của Đại học Harvard, được coi là một trong nhữngngười sáng lập ra thi pháp đương đại. Bà là tác giả của hai tác phẩm tiêubiểu Transparent Minds: Marrative Modes for presenting Consiousness inFiction(Những tâm trí thấu suốt: Các hình thức tự sự thể hiện ý thức trong Tiểu thuyết,1978), The Distinction of Fiction (Đặc trưng của Tiểu thuyết, 1999) và hàng loạt bài báovề thi pháp tự sự. Qua các công trình này, Dorrit Cohn thể hiện mối quan tâm lớn nhấtcủa mình là các kĩ thuật phác hoạ đời sống tinh thần của các nhân vật trong tiểu thuyếtdòng ý thức và các thể loại hư cấu khác. 1. Vài nhận định của Dorrit Cohn về các công trình tự sự học trước đây: Theo nhà tự sự học, việc mô phỏng (mimesis) ý thức đối với lịch sử tiểu thuyết cótầm quan trọng nhất định, song cách tiếp cận loại hình học đối với sự thể hiện ý thứctrong tiểu thuyết có ưu thế hơn cả. Các công trình trước đây, cho dù có tầm quan trọngvề lí thuyết và lịch sử thì những ứng dụng của chúng ít nhiều thiếu hoàn chỉnh. Sự thiếuhoàn chỉnh này, như Dorrit Cohn chỉ ra trong Transparent Minds: Marrative Modes forpresenting Consiousness in Fiction (1978) thể hiện ở hai điểm: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về dòng ý thức, nhất là các công trình xuấtbản ở Mỹ, thường xem dòng ý thức trong tiểu thuyết trùng với sự suy tưởng về nhữngsự kiện đáng nhớ. Cách tiếp cận hạn chế n ày giảm thiểu tất cả các kĩ thuật thành mộtcách thức đơn giản và mơ hồ: “kĩ thuật của dòng ý thức”, đồng thời cũng làm cho vấnđề trở nên phức tạp hơn do sự đồng nhất với các vấn đề của tâm lý học hay mĩ học. Vídụ, trong công trình nghiên cứu có tầm ảnh hưởng lịch sử, Tiểu thuyết tâm lý hiệnđại, Leon Edel không đưa lại một nhận định nào về các công cụ hình thức. Chương bànvề các kĩ thuật cơ bản mang tên Dòng ý thức trong tiểu thuyết hiện đại (Stream ofConsiousness in Modern Novel) c ủa Robert Humphrey đã vượt ra khỏi cách tiếp cậntrên, song vẫn có những hạn chế và nhầm lẫn tiêu biểu. Thứ hai, các công trình nghiên cứu (chủ yếu ở ngoài nước Mỹ) áp dụng kĩ thuậttrích dẫn hội thoại vào hình thức thể hiện dòng ý thức. Chúng áp dụng một cách chungchung sự tương tác đơn giản giữa diễn ngôn trực tiếp và độc thoại bên trong, giữa diễnngôn gián tiếp và phân tích tự sự, và giữa các hình thức “gián tiếp tự do” trung gian củacác diễn ngôn bằng lời và diễn ngôn câm lặng. Cách tiếp cận có lịch sử lâu dài và đượcđề cao trong phong cách học Đức và Pháp này đã được các nhà ngôn ngữ học hiện đạihoá và áp dụng vào lĩnh vực hư cấu hiện đại. Bài viết của Derek Bickerton điển hình chocách này vì nó quên mất cây cầu bắc nối giữa cách tiếp cận chủ thể của ngôn ngữ và vănhọc. Ông đã chuyển các kĩ thuật mà Humphrey xác định trong tiểu thuyết dòng ý thứcvào các phạm trù ngữ pháp cơ bản của sự trích dẫn. Gérald Genette, nhà cấu trúc vănhọc Pháp, cũng áp dụng cách tiếp cận này trong tác phẩm gây ảnh hưởng của mình“Discours du récit”. Với tiêu đề “récit de parole”, Genette đã cặp đôi diễn ngôn im lặng và diễn ngônbằng lời theo mức độ “khoảng cách tự sự” và đi đến sự phân chia giữa các thái cực: tựsự thuần tuý (diegesis) và mô phỏng thuần tuý (mimesis). Cách tiếp cận dựa trên diễnngôn có lợi là đã đem lại tiêu chuẩn từ vựng và ngữ pháp chính xác hơn so với dựa vàotiêu chuẩn tâm lí và tiêu chuẩn phong cách đầy mơ hồ. Nhưng cách tiếp cận này lại đơngiản hoá các vấn đề văn học bằng cách đi quá xa sự tương ứng giữa diễn ngôn nói và ýnghĩ im lặng. Theo định nghĩa, diễn ngôn luôn luôn thành lời. Còn ý nghĩ có thành lờihay không vẫn là vấn đề đang tranh cãi của các nhà tâm lí học cho đến tận ngày nay.Hầu hết, kể cả các nhà tiểu thuyết, cho rằng ý thức bao gồm cả “các vật dụng tâm trí”(other mind stuff. Như William James từng gọi) để bổ sung cho ngôn ngữ. Các “vậtdụng” này không thể trích dẫn, dù là gián tiếp hay trực tiếp, mà chỉ có thể kể lại. Mâuthuẫn của cách tiếp cận ngôn ngữ này là nó có xu hướng loại bỏ cái lĩnh vực vô ngôncủa ý thức cũng như mối quan hệ hết sức mơ hồ giữa ý nghĩ và lời nói. 2. Ba kĩ thuật tự sự cơ bản của Ngôi thứ ba: Trên cơ sở phân tích những thiếu sót của các công trình trước đó, Dorrit Cohntuyên bố kim chỉ nam cho nghiên cứu của mình là, dù nhấn mạnh đến các hình thức thểhiện tâm lí từ góc độ văn học với các yếu tố như phong cách, ngữ cảnh, và tâm lí, thì bàvẫn căn cứ vào các tiêu chuẩn ngôn ngữ trong việc xác định các kĩ thuật của văn bảntheo ngôi kể. Theo Dorrit Cohn, bối cảnh ngôi thứ ba bao gồm ba kĩ thuật tự sự cơ bản là Tựsự-tâm lí (spycho-narration - diễn ngôn của người kể về tâm lí của nhân vật); độc thoạiđược trích dẫn lại (quoted monologue - diễn ngôn tinh thần của nhân vật) và độc thoạiđược kể lại (narrated monologue - diễn ngôn tinh thần của nhân vật trong cái lốt diễnngôn của người kể). Tự sự tâm lí (spycho-narrati ...

Tài liệu được xem nhiều: