CEO (giám đốc điều hành) được xem là “linh hồn” của doanh nghiệp (DN). Tìm được CEO giỏi là coi như DN đã giải quyết được bài toán phát triển. Cái khó là nguồn lực này lại không dễ kiếm nếu không muốn nói là rất hiếm hoi. Lượng thiếu, chất yếu
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đốt đuốc đi tìm CEO
Đốt đuốc đi tìm CEO
CEO (giám đốc điều hành) được xem là “linh hồn” của
doanh nghiệp (DN). Tìm được CEO giỏi là coi như DN đã
giải quyết được bài toán phát triển. Cái khó là nguồn lực
này lại không dễ kiếm nếu không muốn nói là rất hiếm hoi.
Lượng thiếu, chất yếu
Hiện nay, hầu hết các DN đều mở rộng quy mô hoạt động,
phát triển thương hiệu. Chẳng những thế, không còn
“quanh quẩn” trong sân nhà, nhiều DN đã đưa sản phẩm,
thương hiệu ra các nước trên thế giới.
Và một khi quy mô hoạt động của công ty thay đổi, DN cần
hệ thống quản trị mới, hiện đại hơn. Đồng thời, không thể
cứ “một mình một ngựa”, chủ DN cần sự trợ giúp về mọi
mặt, đặc biệt là cần người thay thế mình điều hành công ty
một cách chuyên nghiệp hơn.
Trên thực tế, có rất nhiều tập đoàn, công ty lớn như Tôn
Hoa Sen, Gạch Đồng Tâm, Kinh Đô, Giấy Sài Gòn... đã
tìm các CEO ở bên ngoài công ty. Thế nhưng, không phải
CEO nào cũng đáp ứng được yêu cầu của chủ DN.
Thuê CEO, ông Cao Tiến Vị tưởng có thể “nhẹ gánh” trong
việc điều hành, thúc đẩy Công ty Giấy Sài Gòn phát triển.
Vậy mà chỉ chưa đầy hai năm sau, ông Vị buộc phải kiêm
luôn chức chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc. Lý do ông Vị
đưa ra là CEO chưa đáp ứng được hết yêu cầu công ty đặt
ra.
Theo nhiều chủ DN, rất khó tìm được CEO vừa có tâm vừa
có tài. Sở dĩ các DN tìm CEO “đỏ mắt” vì nguồn CEO Việt
còn ít về số lượng và hạn chế về tầm nhìn.
Những CEO thế hệ trước như ông Cao Tiến Vị, Đỗ Quốc
Thắng, Trần Lệ Nguyên, Lê Phước Vũ... làm nên những
thương hiệu như Giấy Sài Gòn, Gạch Đồng Tâm, Kinh Đô,
Tôn Hoa Sen... hiện nay hầu hết đều “lui vào hậu trường”,
nhường chỗ cho thế hệ kế tiếp. Các CEO mới tuy rất năng
động, được đào tạo bài bản, tiếp thu nhanh, nhưng lại thiếu
kinh nghiệm thực tế.
Ông Trịnh Chí Cường, Tổng giám đốc Công ty CP Đại
Đồng Tiến, chia sẻ: “Thuê CEO là điều cần thiết, nhưng
phần đông các CEO bên ngoài thiếu nhanh nhạy để biết
được ông chủ của mình nghĩ gì. Họ cần phải học hỏi nhiều
hơn, nỗ lực nhiều hơn để dẫn dắt và phát triển DN”.
Các chuyên gia cho rằng, ngoài trình độ chuyên môn, sự
hiểu biết cũng như tính chuyên nghiệp và đạo đức trong
kinh doanh, các CEO cần phải dành nhiều thời gian hơn
cho công việc của DN.
Không phân biệt nội, ngoại
Nếu Kinh Đô chọn người trong nước thì Đồng Tâm, FPT...
lại chọn CEO người nước ngoài. Từ ngày 1/1/2010, Công
ty FPT đã thuê ông Ogawa Takeo, người Nhật Bản làm
giám đốc. Đây được xem là một trong những biện pháp
thay đổi về chất của FPT.
Ông Ogawa Takeo là người giàu kinh nghiệm, có uy tín
trong ngành công nghệ thông tin của Nhật Bản và cũng đã
từng lãnh đạo một công ty chuyên về công nghệ thông tin
hàng đầu ở nước này. Với CEO mới, FPT mong muốn trở
thành một tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh không chỉ ở khu
vực châu Á.
Mới đây, bà Ashley Ngô, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc
Tập đoàn Mắt kính Ánh Rạng, cũng thuê CEO người nước
ngoài điều hành công ty. Lý do là vì “Đã đến lúc công ty
mở rộng hoạt động và tôi cần người gánh vác, chia sẻ công
việc”, bà Ashley nói.
Các doanh nhân cho rằng, ở các nước, CEO đặt chữ tâm lên
hàng đầu. Khi được tuyển dụng, CEO có những cam kết
danh dự để phấn đấu hết mình cho sự phát triển của DN và
quyền lợi của cổ đông.
Có một thực tế là nhiều DN thuê CEO trong nước và đã
thất bại. Lý do là các CEO chưa hiểu nhiều về DN mình
đang điều hành và chính bản thân mình cần phải làm gì,
làm như thế nào. Ngược lại, các DN cũng chưa thật sự tạo
điều kiện để các CEO phát huy hết khả năng.
Một CEO từng học ở Mỹ, sau khi về Việt Nam muốn áp
dụng những kiến thức học được để giúp DN trong nước
phát triển nên quyết định từ chối những lời mời từ các tập
đoàn nước ngoài để làm việc cho một công ty trong nước.
Thế nhưng, chỉ chưa đầy một năm anh đã phải ra đi và lập
công ty riêng vì “đụng tới đâu tôi cũng gặp trở ngại do
những người làm trước không muốn thay đổi”, vị CEO này
nói.
Nói về vai trò của CEO, ông Dương Quốc Tuấn, Tổng
giám đốc Công ty CP Tập đoàn Austdoor, cho rằng: “CEO
phải ý thức được tình trạng công ty mình như thế nào, đứng
ở đâu trên “bản đồ kinh doanh”; phải kết nối các nguồn lực,
đồng thời phải biết hoạch định chiến lược và triển khai hiệu
quả”.
Tuy nhiên, “một nhà lãnh đạo giỏi không nhất thiết phải hội
đủ những năng lực trên, mà chỉ cần có và giỏi ở một trong
những năng lực đó, phần còn lại phải biết tận dụng từ
những nguồn lực sẵn có trong tổ chức là đã thành công”,
ông Tuấn chia sẻ.
...