Bài viết giới thiệu khái quát về các hoạt động của Dự án hỗ trợ kỹ thuật: “Nâng cao năng lực Trường Đại học Tây Bắc góp phần phát triển bền vững nông thôn khu vực Tây Bắc” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ và những thành tựu đã đạt được.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự án hỗ trợ kỹ thuật TBU - JICA: Thành quả, tính bền vững của các hoạt động nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cho giảng viênTẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 8(3/2017) tr. 79 - 85DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT TBU - JICA: THÀNH QUẢ,TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GIẢNG VIÊNĐoàn Đức Lân1, Yoshihiko Nishimura2, Đào Hữu Bính1101Trường Đại học Tây Bắc2Dự án TBU - JICATóm tắt: Bài báo giới thiệu khái quát về các hoạt động của Dự án hỗ trợ kỹ thuật: “Nâng cao năng lựcTrường Đại học Tây Bắc góp phần phát triển bền vững nông thôn khu vực Tây Bắc” do Cơ quan Hợp tác Quốctế Nhật Bản (JICA) tài trợ và những thành tựu đã đạt được. Thông qua khảo sát, phân tích SWOT, phỏng vấnvới sự tham gia của các giảng viên đối tượng hưởng lợi từ Dự án, đã xác định được những điểm mạnh, điểmyếu, cơ hội và thách thức của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế để từ đó đề xuất cácgiải pháp phù hợp để phát triển ngành Nông Lâm tại Trường Đại học Tây Bắc. Tính bền vững của các hoạt độngnghiên cứu trong Dự án kết thúc cũng được đề cập trong bài viết.Từ khóa: Thành quả, Dự án TBU - JICA.1. Đặt vấn đềVề mặt hành chính, khu vực Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, LaiChâu, Lào Cai, Yên Bái; với diện tích trên 5,64 triệu ha và dân số khoảng 3,5 triệu người, chủyếu là các dân tộc thiểu số. Địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều đá vôi, độ dốc cao và là lưu vựccủa một số con sông lớn như sông Đà, sông Mã. Trên sông Đà có 3 nhà máy thủy điện rấtquan trọng đối với lưới điện quốc gia: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Nhà máy thủy điện SơnLa và Nhà máy thủy điện Lai Châu. Tây Bắc có vị trí địa lý - chính trị quan trọng của đấtnước nhưng lại là khu vực nghèo nhất cả nước. Cuộc sống của người dân Tây Bắc còn gặpnhiều khó khăn, đa số phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Canh tác nông nghiệp ởđây đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức, đặc biệt là tình trạng phá rừng đểlấy đất trồng cây lương thực (lúa, ngô, sắn…), gây suy thoái, cạn kiệt tài nguyên tự nhiên: suygiảm đa dạng sinh học, xói mòn đất, cạn kiệt nguồn nước.Ngày 23/3/2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 39/2001/QĐ-TTg thành lậpTrường Đại học Tây Bắc trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc. Trường Đại học TâyBắc có nhiệm vụ: Đào tạo nguồn nhân lực; Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;Triển khai các dịch vụ kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc. Hoạtđộng sản xuất chủ yếu của khu vực Tây Bắc vẫn là nông lâm nghiệp nên việc đào tạo nguồnnhân lực trong lĩnh vực này là nhiệm vụ quan trọng của Nhà trường.Trong bối cảnh như vậy, để thực hiện được nhiệm vụ nêu trên, ngay từ khi Trường Đạihọc Tây Bắc thành lập Khoa Nông - Lâm, chúng tôi đã xác định: việc nâng cao năng lực chođội ngũ giảng viên, cán bộ là giải pháp cần được ưu tiên hàng đầu. Định hướng này là nềntảng để chúng tôi thiết kế các hoạt động của Dự án hỗ trợ kỹ thuật do JICA tài trợ với 3 hợp10Ngày nhận bài: 9/9/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017Liên lạc: Đoàn Đức Lân, e - mail: doanduclan@gmail.com79phần chủ yếu: nâng cao năng lực cho giảng viên, cán bộ trong các hoạt động giáo dục (đàotạo), nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật.2. Phương pháp nghiên cứuNội dung trình bày trong báo cáo này được thực hiện chủ yếu dựa trên những phân tích,tổng hợp các tài liệu được kế thừa và phân tích SWOT của 43 giảng viên, cán bộ Khoa Nông Lâm về năng lực trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ vàhợp tác quốc tế. Trên cơ sở đó xác định các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng nhữngnhiệm vụ chuyên môn này.Phương pháp phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi dành cho 41 giảng viên đã tham gia cáchoạt động nghiên cứu của Dự án và lãnh đạo các đơn vị (Bộ môn, Trung tâm) ngành Nông Lâm nghiệp để lấy ý kiến về tính bền vững của hoạt động nghiên cứu và đề xuất các giải phápliên quan.3. Kết quả và thảo luận3.1. Sơ lược về Khoa Nông - Lâm và Dự án “Nâng cao năng lực Trường Đại học Tây Bắcgóp phần phát triển bền vững nông thôn khu vực Tây Bắc”Khoa Nông - Lâm được thành lập tháng 1/2006 với tên gọi ban đầu là Khoa Nông –Lâm- Kinh tế, hiện tại có 47 giảng viên cán bộ và 982 sinh viên thuộc 5 Bộ môn: Lâm học, Quảnlý Tài nguyên và Môi trường, Chăn nuôi, Nông học và Sinh học ứng dụng. Mặc dù mới thànhlập nhưng Khoa Nông - Lâm là một trong các khoa phát triển mạnh, đặc biệt là trong công tácđào tạo đội ngũ, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Khoa chủ trì nhiều các đề tài, dự áncấp Bộ, cấp Tỉnh và các chương trình hợp tác quốc tế của Nhà trường.Ngày 26/4/2010, Văn kiện Dự án “Nâng cao năng lực Trường Đại học Tây Bắc gópphần phát triển bền vững nông thôn khu vực Tây Bắc” được ký kết. Mục tiêu của Dự án lànăng lực của Trường Đại học Tây Bắc về phát triển nông thôn khu vực Tây Bắc được tăngcường. Đây là Dự án có ngân sách chủ yếu từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thứ ...