Danh mục

Dự án tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá một số thành phần hóa học chính trong dược liệu và sản phẩm chứa Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (ThunB.) haraldson) tại Việt Nam

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 843.33 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu phát triển và xây dựng các phương pháp định lượng một số thành phần hóa học chính có trong dược liệu Hà thủ ô đỏ Việt Nam. Đánh giá hàm lượng các thành phần hóa học chính trong các mẫu dược liệu Hà thủ ô đỏ trồng tại các vùng khác nhau ở Việt Nam và một số sản phẩm chứa Hà thủ ô đỏ trên thị trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự án tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá một số thành phần hóa học chính trong dược liệu và sản phẩm chứa Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (ThunB.) haraldson) tại Việt Nam ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THỊ HÀ LY NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CHÍNH TRONG DƢỢC LIỆU VÀ SẢN PHẨM CHỨA HÀ THỦ Ô ĐỎ (FALLOPIA MULTIFLORA (THUNB.) HARALDSON) TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: Hóa Phân tích MÃ SỐ: 62440118DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC HÀ NỘI - 2019Công trình được hoàn thành tại: Khoa Hoá Phân tích – Tiêu chuẩn, ViệnDược liệu, Bộ Y tếNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Tạ Thị Thảo 2. PGS. TS. Phương Thiện Thương Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Luận Án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấmLuận án tiến sĩ họp tại. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Vào hồi…… giờ…… ngày……. Tháng…… năm 20... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc Gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của Luận án Hà thủ ô đỏ là một trong những vị thuốc quí của Việt Nam. Theo Y họccổ truyền, Hà thủ ô đỏ có nhiều tác dụng quý như bổ huyết, điều hoà khí huyết, bổgan thận, mạnh gân cốt, nhuận tràng. Y học hiện đại còn chứng minh Hà thủ ô đỏcó tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, có tác dụng tốt đối với các trườnghợp suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh, làm tăng hoạt động của tim, làmtăng sự co bóp của ruột, có tác dụng chống viêm. Do đó, Hà thủ ô đỏ được sử dụngrộng rãi để làm thuốc phục vụ đời sống con người từ xưa đến nay. Tuy nhiên, hiệnnay trên thị trường, vị thuốc quý này đang bị giả mạo bằng một số loại rễ củ như:Hà thủ ô trắng, Củ nâu, Củ cọc... hoặc tình trạng người sử dụng mua phải dược liệu“rác” đã bị chiết hết các hoạt chất, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh vàquyền lợi người tiêu dùng. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá chất lượng và tiêuchuẩn hoá chất lượng dược liệu Hà thủ ô đỏ là vấn đề hết sức cần thiết. Ở Việt Nam, chuyên luận Hà thủ ô đỏ trong Dược Điển Việt Nam V(2018) quy định hàm lượng chất chiết được trong etanol 30% và hàm lượnganthraquinon dạng dẫn xuất (tính theo emodin và physicon). Qua khảo sát một sốmẫu cho kết quả hầu hết các mẫu dược liệu Hà thủ ô đỏ Việt Nam đều không đạttheo yêu cầu của DĐVN V, nguyên nhân có thể do chất lượng thực của mẫu Hà thủô đỏ Việt Nam kém, hoặc do chỉ tiêu quy định và phương pháp đánh giá trongDĐVN V chưa phù hợp. Vì vậy, cần thiết thực hiện nghiên cứu về phân tích thànhphần hóa học trên đối tượng Hà thủ ô đỏ trồng tại Việt Nam, từ đó xây dựng đượctiêu chí định lượng phù hợp đối với dược liệu Hà thủ ô đỏ trồng tại Việt Nam, giúpcho công tác kiểm soát chất lượng dược liệu Hà thủ ô đỏ ở Việt Nam chặt chẽ hơn.2. Mục tiêu chính của Luận án - Nghiên cứu phát triển và xây dựng các phương pháp định lượng một sốthành phần hóa học chính có trong dược liệu Hà thủ ô đỏ Việt Nam. - Đánh giá hàm lượng các thành phần hóa học chính trong các mẫu dượcliệu Hà thủ ô đỏ trồng tại các vùng khác nhau ở Việt Nam và một số sản phẩmchứa Hà thủ ô đỏ trên thị trường.3. Nội dung nghiên cứu: - Phát triển phương pháp HPLC-UV phân tích định lượng 2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid, emodin và physcion trong dược liệu Hà thủô đỏ thành phương pháp chuẩn tham chiếu (sử dụng phổ MS/MS đánh giá độ đặchiệu của phương pháp). - Xây dựng mới phương pháp phân tích định lượng thành phần hóa họcchính có trong dược liệu Hà thủ ô đỏ Việt Nam bằng một số kỹ thuật sắc ký: TLC-scanner Densitometry, HPLC-FLD (có so sánh với phương pháp chuẩn thamchiếu). - Phân tích đánh giá hàm lượng hoạt chất trong các mẫu dược liệu và mộtsố sản phẩm chứa Hà thủ ô đỏ trên thị trường. 1 - Sơ bộ phân loại nguồn gốc mẫu dược liệu Hà thủ ô đỏ dựa trên thànhphần hoá học kết hợp các phương pháp thống kê.4. Những đóng góp mới của Luận án - Nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về xây dựng phương pháp TLC-scanner Densitometry phân tích định lượng THSG, emodin (EM) và physcion (PS)trong Hà thủ ô đỏ. - Nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về xây dựng phương pháp và HPLC-FLD phân tích định lượng 5 chất 2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid(THSG), resveratrol (RES), piceid (PC), emodin (EM) và physcion (PS) trong Hàthủ ô đỏ. - Nghiên cứu đã bước đầu phân loại được nguồn gốc dược liệu Hà thủ ôđỏ dựa trên thành phần hoá học.5. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 4 chương, 59 bảng, 22 hình, 7 sơ đồ cùng các phụ lục, 85 tàiliệu tham khảo. Luận án gồm 134 trang, gồm các phần chính: Đặt vấn đề (2 trang);Tổng quan (28 trang); Nguyên vật liệu, trang thiết bị và phương pháp nghiên cứu(18 trang); Kết quả nghiên cứu và bàn luận (83 trang); Kết luận và Kiến nghị (3trang). NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN ÁN CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN1.1. Tổng quan về Hà thủ ô đỏ1.1.1. Cây Hà thủ ô đỏ Hà thủ ô đỏ có tên khoa học là Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson,thuộc họ Rau răm (Polygonaceae), bộ Cẩm chướng (Caryophyllales). Hà thủ ô đỏlà cây dây leo, sống nhiều năm, thân thảo, mềm và nhẵn, leo quấn vào cây khác.Bộ phận dùng chính là rễ củ của cây màu nâu, hình trụ tròn, hoặc có thể dùng thânlá (Dạ giao đằng).1.1.2. Dược liệu Hà thủ ô đỏ Dược liệu Hà thủ ô đỏ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: