Danh mục

Dự án tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu phát triển phương pháp phân tích nhằm quan trắc và đánh giá mức độ phơi nhiễm siloxanes và phthalates trong không khí

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 795.57 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu luận án là nghiên cứu hoàn thiện quy trình phân tích và xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp xác định đồng thời 10 hợp chất siloxanes và 10 hợp chất phthalates của mẫu không khí trong nhà trên thiết bị sắc ký khí ghép nối khối phổ (GC/MS). Áp dụng quy trình tối ưu để đánh giá sự phân bố và ước lượng rủi ro phơi nhiễm siloxanes và phthalates đối với sức khỏe con người qua con đường hít thở không khí cho các nhóm lứa tuổi khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự án tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu phát triển phương pháp phân tích nhằm quan trắc và đánh giá mức độ phơi nhiễm siloxanes và phthalates trong không khí ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Lê Thị Hạnh NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHẰM QUAN TRẮC VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHƠI NHIỄM SILOXANES VÀ PHTHALATES TRONG KHÔNG KHÍ Chuyên ngành: Hóa phân tích Mã số: 9440112.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC Hà Nội – 2019 Công trình đƣợc hoàn thành tại: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: - PGS.TS. Từ Bình Minh - TS. Trần Mạnh Trí A. GIỚI THIỆU VỀ LUẬN ÁN 1. Đặt vấn đề Chất lượng không khí là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý môi trường cùng cả xã hội quan tâm và có tính thời sự, cấp thiết trên phạm vi toàn cầu. Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp cùng với hoạt động sống của con người đã và đang gây ô nhiễm môi trường trong đó có không khí. Sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm bởi các loại hóa chất khác nhau là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và tác động đến các hệ sinh thái, gây ra biến đổi khí hậu như: hiệu ứng nhà kính, mưa acid và suy giảm tầng ozone,… Trong số các hóa chất tổng hợp, siloxanes và phthalates đã và đang được sản xuất với lượng lớn và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Siloxanes là các hợp chất của silic có chứa liên kết Si-O, chúng có tính chất vật lý như độ ổn định cao, kỵ nước và hòa tan trong dung môi phân cực kém, năng lượng kết dính và sức căng bề mặt thấp, khả năng chống tia bức xạ,… Phthalates là nhóm các diester của acid phthalic, chúng có đặc tính mềm dẻo, độ bền cơ lý cao, sức căng bề mặt thấp…Cả hai nhóm chất siloxanes và phthalates được biết đến như là các phụ gia được sử dụng nhiều trong các vật liệu xây dựng, thiết bị điện tử, y tế, sản phẩm cá nhân và vật dụng gia đình. Do nhu cầu sử dụng rộng rãi của siloxanes và phthalates trong đời sống của con người mà chúng đã có thể phân bố vào hầu hết các môi trường khác nhau như đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật và đi vào chuỗi thức ăn. Nhiều công bố trên thế giới chỉ ra mức độ ô nhiễm siloxanes và phthalates ở nồng độ cao trong môi trường và tiềm ẩn nguy cơ phơi nhiễm trực tiếp cho con người theo cách chủ định hoặc không chủ định. Mối quan tâm đối với các hợp chất siloxanes và phthalates càng trở nên cấp thiết hơn khi có nhiều bằng chứng về độc tính của chúng trên động vật phòng thí nghiệm. Siloxanes và phthalates được biết đến là các hóa chất gây rối loạn nội tiết (endocrine disrupting chemicals), trong đó chúng tác động trực tiếp lên hormone sinh dục (entrogen và estrogen) của chuột trong phòng thí nghiệm. Đối với con người, hiện nay các nhà khoa học đang tìm kiếm các mối liên hệ giữa mức độ phơi nhiễm của các nhóm chất này đối với căn nguyên của các loại bệnh khác nhau. Nhìn chung, những hiểu biết về sự phân bố và những ảnh hưởng trực tiếp đến con người của các lớp hợp chất siloxanes và phthalates đến nay vẫn còn rất hạn chế. Ở một số nước phát triển trên thế giới như Liên minh Châu 1 Âu, Hoa kỳ, Canada và Nhật Bản đã ban bố các lệnh cấm sản xuất hoặc hạn chế tiêu thụ đối với một số chất thuộc nhóm siloxanes và phthalates. Tại Việt Nam, hiện nay việc phát triển các phương pháp phân tích chính xác thành phần hóa học ở mức độ lượng vết trong các đối tượng mẫu khác nhau vẫn còn rất hạn chế. Một số phương pháp xác định các hợp chất vô cơ trong không khí và với giới hạn phát hiện ở nồng độ rất cao, trong khi đó, các phương pháp xác định và đánh giá các hợp chất hữu cơ trong không khí vẫn còn rất yếu và thiếu. Đặc biệt, thiếu các phương pháp phân tích đối với các nhóm hợp chất mới như siloxanes và phthalates trong các đối tượng mẫu khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển phương pháp phân tích nhằm quan trắc và đánh giá mức độ phơi nhiễm siloxanes và phthalates trong không khíˮ là cần thiết và có tính khoa học, thực tiễn sâu sắc. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Nghiên cứu hoàn thiện quy trình phân tích và xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp xác định đồng thời 10 hợp chất siloxanes và 10 hợp chất phthalates của mẫu không khí trong nhà trên thiết bị sắc ký khí ghép nối khối phổ (GC/MS). - Áp dụng quy trình tối ưu để đánh giá sự phân bố và ước lượng rủi ro phơi nhiễm siloxanes và phthalates đối với sức khỏe con người qua con đường hít thở không khí cho các nhóm lứa tuổi khác nhau. 2. Nội dung nghiên cứu của luận án: - Khảo sát lựa chọn các điều kiện tối ưu để phân tích các các hợp chất siloxanes và phthalates trên thiết bị sắc ký khí ghép nối khối phổ (GC/MS). - Khảo sát tối ưu hoá quy trình xử lý mẫu: lựa chọn dung môi, thể tích và tỉ lệ dung môi, loại màng lọc đối với pha hạt và pha hơi,... - Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp: xác định khoảng tuyến tính, đường chuẩn, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng, hệ số thu hồi và độ lặp lại của phương pháp. - Phân tích hàm lượng siloxanes và phthalates trong mẫu không khí lấy tại Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc, Việt Nam trên thiết bị sắc ký khí ghép nối khối phổ (GC/MS). - Đánh giá sự phân bố siloxanes và phthalates trong mẫu không khí tại mỗi vi môi trường. - Ước lượng mức độ rủi ro phơi nhiễm siloxanes và phthalates qua con đường hít thở không khí đối với sức khỏe con người theo nhóm lứa tuổi khác nhau. 2 3. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp thực nghiệm (khảo sát hiện trường, lấy mẫu, xử lý mẫu không khí, phân tích bằng GC/MS), phương pháp xử lý thống kê số liệu thu được. 4. Những đóng góp mới của luận án: Đây là một trong những nghiên cứu đầu ti ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: