Danh mục

Dự án tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khí tượng học: Dao động nội mùa của trường mưa quan trắc trên khu vực ven biển Việt Nam

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 708.92 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu luận án là xác định các đặc trưng biến đổi theo không gian và thời gian của trường mưa quan trắc trên khu vực Việt Nam. Xác định mối liên hệ của dao động nội mùa và mưa lớn ở Việt Nam. Xác định cơ chế nhiệt động lực của mưa dao động nội mùa ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự án tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khí tượng học: Dao động nội mùa của trường mưa quan trắc trên khu vực ven biển Việt Nam ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Bùi Minh Tuân DAO ĐỘNG NỘI MÙA CỦA TRƯỜNG MƯA QUAN TRẮC TRÊN KHU VỰC VEN BIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Khí tượng học Mã số: 62440221 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHÍ TƯỢNG HỌC Hà Nội, 2019 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Truong, N. M., and B. M. Tuan, 2018: Large‐scale patterns and possible mechanisms of 10–20‐day intra‐seasonal oscillation of the observed rainfall in Vietnam. International Journal of Climatology, 38, 3801-3821. 2. Tuan, B.M., 2019: Extratropical Forcing of Submonthly Variations of Rainfall in Vietnam. J. Climate, 32, 2329– 2348, https://doi.org/10.1175/JCLI-D-18-0453.1 3. Truong, N. M., and B. M. Tuan, 2019: Structures and Mechanisms of 20−60-day Intraseasonal Oscillation of the Observed Rainfall in Vietnam. Joural of climate. J. Climate, 32, 5191–5212, https://doi.org/10.1175/JCLI-D-18- 0239.1 4. Bùi Minh Tuân, Nguyễn Minh Trường, Vũ Thanh Hằng, Công Thanh, 2016: Sự dịch chuyển lên phía bắc của dao động nội mùa và cơ chế dao động nội mùa của lượng mưa tại Bắc Bộ và Nam Bộ. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S, 2016243 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dao động nội mùa là những dao động khí quyển có quy mô từ hơn một tuần đến nhỏ hơn một mùa, tầm quan trọng của dao động nội mùa như là chiếc cầu nối giữa thời tiết và khí hậu đã được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Là một quốc gia đang phát triển, các thông tin dự báo hạn mùa có vai trò cực kì quan trọng tới các hoạt động kinh tế-xã hội và phòng tránh thiên tai ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, dự báo thời tiết hạn mùa có những khoảng trống lớn do thiếu cơ sở lí thuyết chính xác về các quá trình diễn ra trong khí quyển ở quy mô này. Do đó, nghiên cứu các đặc trưng và cơ chế vật lí của các quá trình khí quyển quy mô nội mùa đặt ra có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng kĩ năng dự báo của mô hình thời tiết giảm xuống rất nhanh trong vòng hai tuần. Với thời gian dự báo xa hơn, các sai số trong trường ban đầu khuếc đại rất nhanh và trở nên lấn át các tín hiệu cần quan tâm của kết quả dự báo. Ngược lại, dự báo hạn mùa dựa trên các điều kiện biên mực thấp như nhiệt độ mặt nước biển, độ ẩm đất, độ che phủ băng…chỉ có kĩ năng dự báo tốt ở khoảng từ ba tháng và xa hơn. Khoảng trống dữa dự báo thời tiết và dự báo hạn mùa đang đặt ra là một thách thức cần được giải quyết, đặc biệt các thông tin dự báo trong quy mô thời gian này có vai trò quan trọng đối với xã hội. Do đó, nghiên cứu các dao động nội mùa là cơ sở khoa học để cải thiện khả năng dự báo trong quy mô thời gian này. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các đặc trưng biến đổi theo không gian và thời gian của trường mưa quan trắc trên khu vực Việt Nam. - Xác định mối liên hệ của dao động nội mùa và mưa lớn ở Việt Nam -Xác định cơ chế nhiệt động lực của mưa dao động nội mùa ở Việt Nam 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về cơ chế của dao động nội mùa của khu vực gió mùa Châu Á - Nghiên cứu lựa chọn các phương pháp phân tích phổ, hàm trực giao tự nhiên,lọc dải và phương pháp phân tích tổng hợp - Phân tích các đặc trưng không gian và thời gian của đặc trưng dao dộng nội mùa của trường mưa - Xây dựng các hình thế quy mô lớn trong các pha hoạt động và gián đoạn của dao động nội mùa. - Phân tích cơ chế vật lí của dao động nội mùa của trường mưa ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Dao động nội mùa của mưa - Các khu vực khí hậu của Việt Nam (khu vực giáp Biển đông của bán đảo Đông Dương) 5. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu của luận án, các phương pháp được sử dụng gồm: - Phương pháp phân tích hàm trực giao EOF. - Phương pháp phân tích phổ mật độ. - Phương pháp phân tích tổng hợp 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Luận án là cơ sở khoa học giúp tăng cường hiểu biết về các đặc trưng biến đổi của dao động nội mùa của trường mưa ở Việt Nam và các cơ chế vật lí liên quan đến các dao động này. Ý nghĩa thực tiễn: Mối liên hệ chặt chẽ giữa dao động quy mô nội tháng tới sự biến đổi của mưa và lớn diện rộng tại một số khu vực ở Việt Nam có thể cho phép dự báo mưa và mưa lớn diện rộng ở Việt Nam với hạn dự báo xa hơn. Trong khi các mô hình số ở thời điểm hiện tại thường cho kết quả dự báo kém đối với trường mưa tại Việt Nam, luận án là cơ sở khoa học để các nghiên cứu trong tương lai có thể phát triển những quy trình và phương pháp dự báo mưa và mưa lớn tốt hơn cho Việt Nam. 7. Các đóng góp mới của luận án Dao động nội mùa này có mối liên hệ chặt chẽ với số ngày mưa lớn diện rộng tại một số vùng khí hậu của Việt Nam. Dao động nội mùa của trường mưa ở Việt Nam chịu tác động mạnh bởi các yếu tố ngoại nhiệt đới. Sự tương tác giữa phân kì ẩm, đốt nóng bức xạ và đốt nóng đoạn nhiệt gây ra bởi dòng giáng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bất ổn định có điều kiện, dẫn đến sự hình thành của đối lưu sâu trong các pha hoạt động của mưa dao động nội mùa tại Việt Nam. 8. Bố cục của luận án Ngoài các phần mở đầu; kết luận và kiến nghị; tài liệu tham khảo; phụ lục, cấu trúc luận án gồm 04 Chương: Chương 1. Tổng quan về dao động nội mùa Chương 2. Số liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Dao động nội mùa của trường mưa và mối liên hệ với mưa lớn ở Việt Nam Chương 4. Cơ chế vật lí của dao động nội mùa của trường mưa ở Việt Nam Kết luận và kiến nghị Chương 1. Tổng quan 1.1. Dự báo hạn mùa Dao động nội mùa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: