Dự án tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu trứng cá, cá con làm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn giống ở vịnh Bắc Bộ, Việt Nam
Số trang: 26
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.86 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu nghiên cứu luận án là xác định cấu trúc thành phần loài trứng cá, cá con ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam; Xác định mùa vụ sinh sản và khu vực tập trung của trứng cá, cá con ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam; + Cơ sở khoa học cho việc bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn giống cá ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự án tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu trứng cá, cá con làm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn giống ở vịnh Bắc Bộ, Việt Nam ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM QUỐC HUYNGHIÊN CỨU TRỨNG CÁ - CÁ CON LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC BẢO VỆ NGUỒN GIỐNG Ở VÙNG BIỂN VỊNH BẮC BỘ, VIỆT NAM Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 62420103 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI, 2017 Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Động vật có xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Người hướng dẫn khoa học: - PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn; - PGS. TS. Đỗ Công Thung Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..............................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại. . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .vào hồi giờ ngày tháng năm 20...Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội. MỞ ĐẦU Việt Nam có vùng biển rộng lớn với diện tích trên 1 triệu km², đường bờ biển dài khoảng3.260 km với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ nằm dọc chiều dài bờ biển từ Bắc tới Nam. Đến nay, ởvùng biển Việt Nam đã phát hiện được khoảng 12.000 loài sinh vật (6.000 loài động vật đáy; 2.435loài cá với trên 100 loài có giá trị kinh tế; 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loàithực vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 12loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước) cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái biển điểnhình. Khu vực địa lý biển chủ yếu được chia làm 5 vùng: Vùng biển vịnh Bắc Bộ, vùng biển TrungBộ, vùng biển Đông Nam Bộ, vùng biển Tây Nam Bộ và vùng biển giữa Biển Đông. Trong đó vịnhBắc Bộ là một trong những vùng biển giàu tiềm năng về khai thác hải sản ở Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển về an ninh quốc phòng, hàng hải và kinh tế biển,vịnh Bắc Bộ là vùng biển nông, có nền đáy tương đối bằng phẳng và chịu ảnh hưởng của các hệthống sông lớn nên giàu chất dinh dưỡng, tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao, trữlượng ước tính khoảng 757 ngàn tấn, trong đó cá nổi nhỏ chiếm 82,7%, cá đáy và hải sản tầng đáychiếm 17,3%. Những năm gần đây, trước áp lực khai thác của các loại nghề, nguồn lợi hải sản ởvịnh Bắc Bộ đang có xu hướng suy giảm, sự vắng mặt hầu như hoàn toàn của một số đối tượng cógiá trị kinh tế cao cần được xem xét và đánh giá. Tuy nhiên, các nghiên cứu về giai đoạn sớm, mùa vụ sinh sản, khoanh vùng bãi đẻ, bãigiống của một số loài cá có giá trị kinh tế ở biển vịnh Bắc Bộ nói riêng và biển Việt Nam nói chungchưa được điều tra, đánh giá một cách đồng bộ. Hệ thống thu mẫu sinh học tại các bến cá thực hiệnkhông liên tục, nguồn số liệu rời rạc và thiếu, do đó việc tư vấn cho công tác quản lý nghề cá chưasát với hiện tại, một số loài hải sản có giá trị kinh tế đã và đang bị suy giảm cả về chất và số lượng.Sự vắng mặt của một số loài đặc hữu ở vùng biển vịnh Bắc bộ cần được nghiên cứu và bảo vệ. Như vậy, có thể thấy rằng việc nghiên cứu giai đoạn sớm của cá là vấn đề cấp thiết, gópphần bảo vệ nguồn lợi hải sản theo hướng bền vững. Từ nguồn số liệu nghiên cứu về trứng cá, cácon ở vùng biển vịnh Bắc Bộ giai đoạn 2003 - 2016, nghiên cứu sinh đề xuất thực hiện Đề tài“Nghiên cứu trứng cá, cá con làm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn giống ở vịnh Bắc Bộ,Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học và cung cấp những thông tin cần thiết chocông tác bảo vệ nguồn lợi, trước áp lực của các loại hình khai thác hải sản ở vùng biển vịnh Bắc Bộ. Mục tiêu, nội dung và đối tượng nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: + Xác định cấu trúc thành phần loài trứng cá, cá con ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam; + Xác định mùa vụ sinh sản và khu vực tập trung của trứng cá, cá con ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam; + Cơ sở khoa học cho việc bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn giống cá ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam. - Nội dung nghiên cứu: + Nghiên cứu cấu trúc thành phần loài trứng cá cá con ở vù ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự án tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu trứng cá, cá con làm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn giống ở vịnh Bắc Bộ, Việt Nam ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM QUỐC HUYNGHIÊN CỨU TRỨNG CÁ - CÁ CON LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC BẢO VỆ NGUỒN GIỐNG Ở VÙNG BIỂN VỊNH BẮC BỘ, VIỆT NAM Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 62420103 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI, 2017 Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Động vật có xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Người hướng dẫn khoa học: - PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn; - PGS. TS. Đỗ Công Thung Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..............................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại. . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .vào hồi giờ ngày tháng năm 20...Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội. MỞ ĐẦU Việt Nam có vùng biển rộng lớn với diện tích trên 1 triệu km², đường bờ biển dài khoảng3.260 km với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ nằm dọc chiều dài bờ biển từ Bắc tới Nam. Đến nay, ởvùng biển Việt Nam đã phát hiện được khoảng 12.000 loài sinh vật (6.000 loài động vật đáy; 2.435loài cá với trên 100 loài có giá trị kinh tế; 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loàithực vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 12loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước) cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái biển điểnhình. Khu vực địa lý biển chủ yếu được chia làm 5 vùng: Vùng biển vịnh Bắc Bộ, vùng biển TrungBộ, vùng biển Đông Nam Bộ, vùng biển Tây Nam Bộ và vùng biển giữa Biển Đông. Trong đó vịnhBắc Bộ là một trong những vùng biển giàu tiềm năng về khai thác hải sản ở Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển về an ninh quốc phòng, hàng hải và kinh tế biển,vịnh Bắc Bộ là vùng biển nông, có nền đáy tương đối bằng phẳng và chịu ảnh hưởng của các hệthống sông lớn nên giàu chất dinh dưỡng, tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao, trữlượng ước tính khoảng 757 ngàn tấn, trong đó cá nổi nhỏ chiếm 82,7%, cá đáy và hải sản tầng đáychiếm 17,3%. Những năm gần đây, trước áp lực khai thác của các loại nghề, nguồn lợi hải sản ởvịnh Bắc Bộ đang có xu hướng suy giảm, sự vắng mặt hầu như hoàn toàn của một số đối tượng cógiá trị kinh tế cao cần được xem xét và đánh giá. Tuy nhiên, các nghiên cứu về giai đoạn sớm, mùa vụ sinh sản, khoanh vùng bãi đẻ, bãigiống của một số loài cá có giá trị kinh tế ở biển vịnh Bắc Bộ nói riêng và biển Việt Nam nói chungchưa được điều tra, đánh giá một cách đồng bộ. Hệ thống thu mẫu sinh học tại các bến cá thực hiệnkhông liên tục, nguồn số liệu rời rạc và thiếu, do đó việc tư vấn cho công tác quản lý nghề cá chưasát với hiện tại, một số loài hải sản có giá trị kinh tế đã và đang bị suy giảm cả về chất và số lượng.Sự vắng mặt của một số loài đặc hữu ở vùng biển vịnh Bắc bộ cần được nghiên cứu và bảo vệ. Như vậy, có thể thấy rằng việc nghiên cứu giai đoạn sớm của cá là vấn đề cấp thiết, gópphần bảo vệ nguồn lợi hải sản theo hướng bền vững. Từ nguồn số liệu nghiên cứu về trứng cá, cácon ở vùng biển vịnh Bắc Bộ giai đoạn 2003 - 2016, nghiên cứu sinh đề xuất thực hiện Đề tài“Nghiên cứu trứng cá, cá con làm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn giống ở vịnh Bắc Bộ,Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học và cung cấp những thông tin cần thiết chocông tác bảo vệ nguồn lợi, trước áp lực của các loại hình khai thác hải sản ở vùng biển vịnh Bắc Bộ. Mục tiêu, nội dung và đối tượng nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: + Xác định cấu trúc thành phần loài trứng cá, cá con ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam; + Xác định mùa vụ sinh sản và khu vực tập trung của trứng cá, cá con ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam; + Cơ sở khoa học cho việc bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn giống cá ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam. - Nội dung nghiên cứu: + Nghiên cứu cấu trúc thành phần loài trứng cá cá con ở vù ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Dự án tóm tắt Luận án Tiến sĩ Động vật học Luận án Tiến sĩ Sinh học Bảo vệ nguồn giống Khai thác hải sản ở vùng biển vịnh Bắc BộGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 432 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 385 1 0 -
174 trang 338 0 0
-
206 trang 306 2 0
-
228 trang 272 0 0
-
149 trang 245 0 0
-
32 trang 231 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 227 0 0 -
208 trang 220 0 0
-
27 trang 200 0 0