Danh mục

Dự án Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 148.74 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dự án Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng lấy nguyên mẫu từ bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, được xây dựng với tổng diện tích 15ha trên đỉnh núi Cấm, thôn Phú Thạch, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Được Chính phủ đưa vào danh mục công trình văn hóa cấp quốc gia[1], tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại Quảng Nam là tượng đài về bà mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất nước. Dựa theo bản vẽ phác thảo của họa sĩ Đinh Gia Thắng, tượng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự án Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng************************ Dự án Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng************************Dự án Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng lấy nguyên mẫu từ bà mẹ ViệtNam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, được xây dựng với tổng diện tích 15ha trên đỉnhnúi Cấm, thôn Phú Thạch, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.Được Chính phủ đưa vào danh mục công trình văn hóa cấp quốc gia[1], tượng đàiBà mẹ Việt Nam anh hùng tại Quảng Nam là tượng đài về bà mẹ Việt Nam anhhùng lớn nhất nước. Dựa theo bản vẽ phác thảo của họa sĩ Đinh Gia Thắng, tượngđài được xây dựng với nguồn vốn được huy động từ ngân sách và đóng góp củacác tổ chức, địa phương[2] trong và ngoài nước.Mục lục 1 Lịch sử  2 Đặc điểm  3 Kinh phí đầu tư  4 Ý kiến phản biện và tạm dừng  5 Chú thích  6 Xem thêm  7 Liên kết ngoài Lịch sửĐể ghi danh công lao to lớn của các bà mẹ Việt Nam anh hùng, năm 2004 lãnhđạo Đài Tiếng nói Việt Nam đã đề xuất ý tưởng vận động xây dựng Tượng đài Bàmẹ Việt Nam anh hùng lấy nguyên mẫu bà Nguyễn Thị Thứ, quê xã Điện Thắng,huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, có 11 người con và cháu là liệt sĩ[3].Cũng từ năm 2004, Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam và Ủy bannhân dân tỉnh Quảng Nam đã bắt đầu tổ chức vận động quyên góp ủng hộ xâydựng Tượng đài. Nhiều chương trình văn nghệ giao lưu vận động xây dựng tượngđã thu hút các tầng lớp nhân dân, các cơ quan doanh nghiệp ủng hộ tại Đà Nẵng,Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các địa điểm tiếp nhận cuộc vận động cũngđược thành lập tại cơ quan thường trú của Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đà Nẵng,Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Sơn La v.v.Sau 3 vòng thi tuyển chọn, mẫu tượng của hoạ sĩ Đinh Gia Thắng được Hội đồngNghệ thuật lựa chọn và đóng góp ý kiến nâng cao phác thảo, với sự tiếp thu các ýkiến đóng góp của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các vị lão thành cách mạng,các nhà khoa học, nhà văn hóa[3] cùng nhiều cơ quan hữu trách khác.Ngày 16 tháng 11 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định đưa công trìnhTượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng vào danh sách các công trình văn hoá cấpQuốc gia.Tới đầu tháng 1 năm 2008, số tiền quyên góp được đạt 10,7 tỷ đồng. Cùng vớinguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung trong 3 năm và nguồn tiết kiệm từ chi ngânsách thường xuyên của tỉnh, nguồn kinh phí cho dự án tượng đài đạt 30,7 tỷđồng[1].Ngày 16 tháng 5 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo tỉnh QuảngNam triển khai thực hiện công trình Tượng đài và hỗ trợ 50 tỷ đồng từ nguồn ngânsách Trung ương.Ngày 27 tháng 7 năm 2009 nhân kỷ niệm 62 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ ViệtNam, lễ động thổ xây dựng Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã được tiếnhành, với sự tham dự của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Phó Chủtịch nước Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được;Thứ trưởng Bộ Công an Lê Thế Tiệm; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ươngVũ Ngọc Hoàng; Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt NamNguyễn Thị Kim Thúy; Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Trần ChiếnThắng; Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Đào Duy Hứa[4] cùng sự thamdự của nhiều lãnh đạo các sở ban ngành của các tỉnh Quảng Ngãi, Thanh Hóa,thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, lão thành cáchmạng, anh hùng lực lượng vũ trang và đông đảo nhân dân.Công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2011 sau kho ảng 1100 ngày khởi công.Đặc điểmTượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng làm bằng chất liệu đá sa thạch, được Hội đồngNghệ thuật chọn từ phác thảo của họa sĩ Đinh Gia Thắng và kiến trúc sư NguyễnLuận[5]. Quần thể tượng đài tọa lạc trên đỉnh núi Cấm, thôn Phú Thạch, xã TamPhú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, với tổng diện tích 150.000m2.Từ ý tưởng: Mẹ là suối nguồn bao la vô tận, là linh hồn đất nước. Mẹ sinh ra từmảnh đất anh hùng, rồi sinh ra những người con anh hùng và sẽ lại hoá thân vàođất, vào non nước Việt Nam. Mẹ sẽ sống mãi ngàn đời, vẫn tiếp thêm nguồn sứcmạnh mẽ cho các thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tác giảĐinh Gia Thắng đã chọn và điều chỉnh trong quá trình thể hiện tỷ lệ 1/1 để thểhiện hình tượng Mẹ Việt Nam Anh hùng trong toàn kh ối tượng đài có chiều cao18,5m, rộng 84,7m, chiều rộng theo đường cong là 117m.Phía trước tượng là quảng trường tiền môn với 30 ô thảm cỏ tượng trưng cho 30năm trường kỳ kháng được làm bằng đá sa thạch. Hình cánh cung dài 81m (theođường cong là 101m), chính giữa khối tượng đài là chân dung Mẹ Nguyễn ThịThứ cao 18m, phần thấp nhất của cánh cung cao là 5,83m[3]Tượng đài được làm rỗng, bên trong khối tượng là Nhà tưởng niệm mẹ Việt Namanh hùng có diện tích 400m2, có bia ghi danh gần 50.000 bà mẹ Việt Nam anhhùng trên khắp cả nước, giới thiệu hình ảnh, cuộc đời và sự cống hiến của Mẹ đốivới Tổ quốc. Trong lòng khối đá sa thạch dài 78m là nhà bảo tàng các mẹ ViệtNam anh hùng có tổng diện tích 397m2 ...

Tài liệu được xem nhiều: