Danh mục

Dự báo một số xu thế phát triển của giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Asean

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 489.19 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày mối quan hệ giữa nhà nước và giáo dục đại học, bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam trước nhu cầu về nguồn nhân lực khi hội nhập Asean, dự báo xu thế phát triển của giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Asean. Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự báo một số xu thế phát triển của giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Asean VJE Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 1-3; 8 DỰ BÁO MỘT SỐ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ASEAN Nguyễn Anh Tuấn Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Ngày nhận bài: 12/03/2017; ngày sửa chữa: 14/03/2017; ngày duyệt đăng: 20/03/2017. Abstract: In the context of inclusive integration into the regional economy (ASEAN), the macroeconomic stability and intensive economic growth is required for Vietnam, particularly in development of human resources and capital. To solve this problem, Vietnams higher education must pay more attention to the solutions such as simultaneous implementation of two objectives of human resources quality improvement and knowledge accumulation; Investment in higher education to contribute to the shift of production and service structure and the increase in productivity; Investment in higher education to enhance quality in line with stratification in tertiary education; higher education import and export. Keywords: Education development trend, higher education. - Mô hình Nhà nước tối cao. Theo mô hình này, GDĐH được xem là công cụ để chính phủ đạt được các mục tiêu về chính trị, kinh tế, xã hội. GDĐH có nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu chính trị; chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chính trị. Việc đánh giá các trường ĐH dựa trên hiệu quả về mặt chính trị mà nó đạt được. Các quyết định liên quan đến các trường ĐH được ban hành từ trên xuống, có tính chất tập trung và mô hình chỉ đạo theo cấp bậc. Rõ ràng, với mô hình này, quyền tự chủ của các trường ĐH bị giới hạn, vai trò tích lũy tri thức và phát triển học thuật cũng như các giá trị của học thuật không được xếp ở vị trí quan trọng nhất mà nó vốn phải sở hữu. - Mô hình Nhà nước thể chế. Với mô hình này, chính phủ không can thiệp trực tiếp vào định hướng phát triển và các chức năng của trường ĐH; không xâm phạm vào các vấn đề của các trường ĐH. Các trường được tự do bảo vệ các giá trị học thuật, phát huy các giá trị truyền thống vốn có, bất chấp các ý định chuyển giao của các chế độ chính trị hay liên minh chính trị. - Mô hình Nhà nước đa nguyên. Trong mô hình này, có nhiều trung tâm chính quyền và kiểm soát liên quan đến GDĐH cạnh tranh và hoạt động hợp pháp. Hoạt động của các trường ĐH phản ánh mối quan tâm của nhiều nhóm lợi ích khác nhau trong khu vực GDĐH. Với mô hình này, quyền tự chủ của các trường ĐH cũng được đặt ra giải quyết, đàm phán. Về bản chất, việc đàm phán và giải quyết này chỉ là sự phân bổ lại quyền lực và lợi ích của các nhóm. - Mô hình Nhà nước thị trường. Trong mô hình này, các trường ĐH có vai trò cung cấp các dịch vụ: dạy, nghiên cứu khoa học, đào tạo, tái đào tạo, chuyển giao 1. Mở đầu Giáo dục đại học (GDĐH) là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục (GD) quốc dân; trực tiếp góp phần chuẩn bị và phát triển nguồn nhân lực (với tư cách như là một nguồn vốn) cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội... Chính vì vậy, vai trò của các trường đại học (ĐH) được xác định là rất quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập với khu vực ASEAN cùng những thay đổi về phương thức quản trị ĐH của thế giới, GDĐH của Việt Nam cũng cần có những dự báo và định hướng phát triển phù hợp để tương xứng với sứ mệnh to lớn của mình. Bài viết này phân tích các điều kiện, dữ liệu và đưa ra dự báo xu thế phát triển GDĐH Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ASEAN. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mối quan hệ giữa nhà nước và giáo dục đại học Mối quan hệ giữa chính phủ và GDĐH là yếu tố có tính chất quyết định đến xu hướng phát triển và hiệu quả hoạt động của hệ thống GDĐH. Theo Van Vught, có hai mô hình cơ bản chỉ đạo của Nhà nước đối với GDĐH, đó là: 1) Mô hình nhà nước kiểm soát; 2) Mô hình nhà nước giám sát. Các nhà khoa học gọi đó là mô lưỡng phân. Các mô hình này phản ánh mối liên hệ chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa chính quyền chính trị trung ương và các tổ chức GDĐH. Tuy nhiên, với mô hình lưỡng phân này khó có thể phân tích những thay đổi trong mối quan hệ chỉ đạo giữa chính phủ và GDĐH; đặc biệt không làm rõ được yếu tố tự chủ của các trường ĐH. Khác với Van Vught, hai tác giả Gornitzka và Maasses lại đề xuất 4 mô hình chủ đạo của Nhà nước đối với GDĐH, đó là: 1 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 1-3; 8 công nghệ. Để đánh giá các trường ĐH, phải dựa trên các tiêu chí: hiệu quả kinh tế, năng suất lao động, sự linh hoạt, khả năng tồn tại. Với mô hình này, quyền tự chủ của các trường ĐH phụ thuộc vào khả năng tồn tại trước những thay đổi của môi trường. Với mỗi mô hình, quyền tự chủ của các trường ĐH được xác định ở các mức độ khác nhau. Xu thế của thế giới đã và đang dịch chuyển mạnh mẽ từ quản trị công cấp tiền (PPA) sang quản lí công kiểu mới (NPM). Xu thế này cho thấy: Chính phủ sẽ xóa dần biên giới giữa các thành phần công và tư; trọng tâm quản lí chuyển từ kiểm soát quá trình sang kiểm soát hiệu quả. Với NPM thì ...

Tài liệu được xem nhiều: