Danh mục

Dự báo nhu cầu tồn kho

Số trang: 46      Loại file: doc      Dung lượng: 446.50 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi nghiên cứu chương này, người học có thể trình bày được các phương pháp dự báo; so sánh được ưu nhược điểm và trường hợp vận dụng của các phương pháp dự báo; áp dụng được các công thức để giải quyết các dạng bài toán dự báo; tính và phân tích được các thông số kiểm soát dự báo. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự báo nhu cầu tồn kho DỰ BÁO NHU CẦU Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu chương này, người học có  thể: ­ Trình bày được các phương pháp dự báo. ­ So sánh được ưu nhược điểm và trường hợp vận dụng của  các phương pháp dự báo. ­ Áp dụng được các công thức để  giải quyết các dạng bài  toán dự báo. ­ Tính và phân tích được các thông số kiểm soát dự báo. 1. KHÁI NIỆM DỰ BÁO Dự  báo là  ước đoán những khả  năng sẽ  xảy ra trong   tương lai. Dự báo được tiến hành trên cơ sở phân tích khoa học các  dữ  liệu đã thu thập được. Dự  báo có thể  dựa trên trực giác  hoặc suy đoán chủ quan. Dự báo cũng có thể là sự phối hợp  của những cách trên, nghĩa là phân tích khoa học các dữ liệu  để  có kết quả  rồi dùng phán xét kinh nghiệm của người  quản trị để điều chỉnh lại. Dự  báo vừa là một khoa học và là một nghệ  thuật. Dự  báo không bao giờ  đảm bảo 100% độ  chính xác vì nó luôn  hàm chứa tính rủi ro. Mục tiêu của dự  báo là tối thiểu hóa  sai lệch giữa thực tế và dự báo. Dự  báo có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động  cung  ứng. Nó giúp giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất,   tăng hiệu quả hoạt động cung ứng, nói riêng, hoạt động sản  xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nói chung. Dự  báo giúp  ước tính được số  lượng sản phẩm cần sản xuất, từ đó xác  định nhu cầu nguyên vật liệu, lập được kế hoạch cung ứng,  dự trữ nguyên vật liệu. Nếu dự báo không chính xác có thể  gây ra cạn dự trữ, thiếu hụt  nguyên vật liệu, phản ứng kém  với những biến động của thị  trường, sụt giảm doanh số,   giảm lợi nhuận (dự báo thiếu), tăng chi phí tồn kho (dự báo  dư) 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO Có hai nhóm phương pháp dự báo: dự báo định tính và dự  báo định lượng. Các phương pháp dự báo định tính Các phương pháp dự báo định tính là cách dự báo dựa trên  trực giác hoặc phán đoán mang tính chủ quan. Phương pháp  này phụ thuộc nhiều vào trực giác, kinh nghiệm và sự nhạy  cảm của nhà quản trị. Các phương pháp định tính bao gồm: Hội đồng ý kiến của các nhà quản trị Ở  phương pháp này, nhóm các nhà quản trị  cấp cao ­   những người có kiến thức chuyên sâu về  doanh nghiệp, thị  trường, môi trường kinh doanh ­ họp bàn lại với nhau để  tiến hành dự báo.  Phương pháp này có ưu điểm từ việc hội tụ được trí tuệ  và kinh nghiệm của những nhà quản trị  trực tiếp liên quan  đến hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, phương pháp này có  nhược điểm là quan điểm của người có quyền lực, có địa vị  cao thường gây  ảnh hưởng lớn đến những thành viên còn  lại. Phương pháp này thường thích hợp với các dự  báo dài  hạn. Tổng hợp ý kiến của lực lượng bán hàng Mỗi nhân viên bán hàng sẽ ước đoán số lượng sản phẩm  bán   được   trong   tương   lai   đối   với   khách   hàng   của   mình.  Những dự báo này được thẩm định để đoán chắc là nó thực  hiện, sau đó phối hợp các dự đoán của tất cả lực lượng bán  hàng để hình thành dự báo của doanh nghiệp.  Lực lượng bán hàng là lực lượng tiếp cận sát với khách  hàng, hiểu rõ khách hàng  nên dự báo có khuynh hướng đáng  tin cậy. Tuy nhiên, sai lệch của mỗi cá nhân có thể tác động  tiêu cực đến kết quả của phương pháp này. Lượng bán hàng  có thể  dự  báo thấp hơn để  hưởng tiền thưởng vượt doanh  số hoặc dự báo quá cao do lạc quan. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các sản   phẩm có khối lượng tiêu thụ lớn và rộng rãi. Khảo sát khách hàng Đây là phương pháp lấy ý kiến của khách hàng hiện tại  và   tiềm   năng   cho   kế   hoạch   tương   lai   của   công   ty.   Việc  nghiên cứu được thực hiện bằng nhiều hình thức như  tổ  chức các cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng, phỏng  vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửi phiếu điều tra  tới gia đình hoặc cơ sở tiêu dùng,...  Phương pháp này không những giúp cho công tác dự báo  mà còn có thể hiểu được những đánh giá của khách hàng về  sản phẩm của công ty để  cải tiến hoàn thiện cho phù hợp.  Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn kém tài chính, thời  gian và cần phải có sự  chuẩn bị  công phu trong việc xây  dựng câu hỏi, lấy mẫu. Đôi khi phương pháp này cũng vấp  phải khó khăn là ý kiến của khách hàng không thực sự  xác  thực hoặc quá lý tưởng. Phương pháp này thường được sử  dụng để  dự  báo cho  sản phẩm mới. Phương pháp Delphi Phương pháp Delphi là phương pháp nhóm quá trình thực  hiện nhằm bảo đảm việc nhất trí dự  báo trên cơ  sở  tiến  hành   một   cách   nghiêm   ngặt,   năng   động,   linh   hoạt   việc  nghiên cứu lấy ý kiến của các chuyên gia. Phương pháp này  huy động trí tuệ  của các chuyên gia nội bộ và bên ngoài để  xây dựng dự báo. Có ba nhóm chuyên gia trong quá trình dự  báo theo phương pháp này: (1) những người ra quyết định;  (2) những điều phối viên; và (3) những chuyên gia chuyên  sâu Phương pháp này được thực hiện theo quy trình sau: Đầu  tiên là lựa chọn các nhóm chuyên gia. Sau đó, các điều phối  viên xây dựng các câu hỏi điều tra lần đầu, gửi đến các  chuyên gia chuyên sâu. Các chuyên gia chuyên sâu sẽ  cho ý  kiến trả  lời. Các điều phối viên phân tích các câu trả  lời,  tổng hợp kết quả, soạn thảo lại bản câu hỏi gửi cho các  chuyên gia chuyên sâu. Các chuyên gia chuyên sâu dựa trên  kết quả tổng hợp có thể hiệu chỉnh câu trả lời của mình. Và  tiến trình tiếp tục cho đến khi đạt được sự nhất trí hoặc khi  kết quả dự báo thỏa mãn những yêu cầu đề ra. Tư  tưởng cơ  bản của phương pháp Delphi là tạo ra và  nhận được ý kiến và phản hồi hai chiều từ người ra quyết   định   đến   các   chuyên   gia   và   ngược   lại.   Phương   pháp   này  tránh được mối liên hệ trực tiếp giữa các cá nhân. Không có  các va chạm giữa người này với người khác hoặc bị   ảnh  hưởng của một người  nào  đó có  ưu  thế  hơn. Tuy nhiên,  phương   pháp   rất   tốn   kém   cả   về   thời   gian   và   tiền   bạc.  Phương pháp đòi hỏi trình độ  tổng hợp rất cao của  điều  phối viên và người ra quyết định. Họ  phải là những người  có đủ khả năng để tổng hợp được các ý kiến của các chuyên  gia và phát triển ý kiến đa dạng c ...

Tài liệu được xem nhiều: