Danh mục

Dự báo tác động của hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 636.72 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích, đánh giá tác động của TPP, nhận định những cơ hội và thách thức mới đối với Việt Nam trong quá trình thu hút FDI sau khi gia nhập TPP. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và chính sách nhằm vượt qua các thách thức để khai thác tốt nhất các cơ hội trong thu hút FDI vào Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự báo tác động của hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG TỚI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TS. Vũ Xuân Dũng1 Tóm tắt TPP là một hiệp định tự do thương mại đa phương được đánh giá là khá toàn diện, có phạm vi ảnh hưởng rộng rãi, tạo thành một khu vực thương mại tự do có dân số trên 800 triệu người, chiếm 40% GDP và trên 30% thương mại toàn cầu. TPP mang lại những cơ hội lớn về hợp tác và phát triển cho Việt Nam cũng như các nước thành viên khác, song cũng đặt ra những thách thức rất lớn. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá tác động của TPP, nhận định những cơ hội và thách thức mới đối với Việt Nam trong quá trình thu hút FDI sau khi gia nhập TPP. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và chính sách nhằm vượt qua các thách thức để khai thác tốt nhất các cơ hội trong thu hút FDI vào Việt Nam. Từ khóa: TPP, FDI, tác động, cơ hội, thách thức 1. Đặt vấn đề và tổng quan nghiên cứu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được xem là dạng hiệp định tự do thương mại (FTA) thế hệ mới có thể đem lại cơ hội to lớn cho các nước thành viên để đẩy nhanh tiến trình hội nhập và phát triển, cải thiện khả năng tăng trưởng về kinh tế, thúc đẩy đầu tư và xuất khẩu, cải thiện thu nhập và tăng cường hợp tác quốc tế. Là một thành viên có điểm xuất phát khá thấp về trình độ phát triển so với nhiều nước thành viên tham gia đàm phán và ký kết TPP, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội to lớn để có thể đẩy nhanh tiến trình hội nhập và phát triển, được kỳ vọng là thành viên được hưởng lợi nhiều nhất về kinh tế nói chung và về thu hút FDI nói riêng trong số 12 thành viên chính thức tính đến thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, các cơ hội luôn song hành với những thách thức, mức độ mở cửa để thu hút nguồn ngoại lực cho phát triển luôn hàm chứa những rủi ro đối với nền kinh tế xã hội. Với luật chơi của sân chơi TPP, sự gỡ bỏ các rào cản trong thương mại về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, tài chính,… được dự báo là sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể về dịch chuyển dòng hàng hóa, vốn và lao động giữa các nước thành viên TPP. Trong điều kiện thể chế và chính sách của Việt Nam còn lạc hậu, chậm đổi mới, chưa thực sự thích ứng với nền kinh tế thị trường thì 1 Trường Đại học Thương mại. Email: vuxuandung2015@gmail.com 279 những biến chuyển do TPP đem lại có thể trở thành những nguy cơ đe dọa đến sự ổn định, phát triển bền vững nền kinh tế quốc gia. Do đó, chúng ta cần phải dự báo được tác động dẫn truyền của TPP làm thay đổi các cơ hội và thách thức mới đối với các lĩnh vực nói chung và đối với việc thu hút FDI nói riêng, từ đó có thể đưa ra các biện pháp điều chỉnh về nền tảng cấu trúc kinh tế, thể chế và chính sách quản lý nhằm tận dụng tối đa những cơ hội cũng như vượt qua được những thử thách, giúp Việt Nam thu hút và tiếp nhận FDI một cách có hiệu quả và phát triển bền vững. 2. Tổng quan nghiên cứu Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về tác động của TPP đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Nghiên cứu về tác động của TPP và AEC đến nền kinh tế Việt Nam, có nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Thị Thu Hằng (2015), nhóm nghiên cứu này đã đề cập đến việc nhận diện và phân tích các tác động của TPP và AEC đến các khía cạnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam, trong đó, nghiên cứu có giới thiệu sơ qua về tác động của TPP và AEC đến dòng vốn FDI ở Việt Nam nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu điển hình đối với ngành chăn nuôi của Việt Nam. Nguyễn Anh Tuấn (2015), trong nghiên cứu này, tác giả đã nhìn nhận trên diện rộng những tác động có thể của TPP đến kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh của Việt Nam, trong đó, có đề cập một cách khái quát những tác động của TPP đến thu hút dòng vốn FDI ở Việt Nam. Phùng Xuân Nhạ và Nguyễn Thị Minh Phương (2015) đã thực hiện nghiên cứu về tác động của TPP tới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, trong đó, nhóm nghiên cứu đã phân tích và khẳng định tác động của các FTA mà Việt Nam đã ký đến các yếu tố chính sách, kinh tế và kinh doanh có ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào Việt Nam. Trên cơ sở phân tích một số tác động của TPP đến dòng FDI từ các nước thành viên TPP và từ các nước đối tác ngoài TPP chảy vào doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp về tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam. Trần Thị Tuyết Nga (2016) nghiên cứu về tác động của TPP đến doanh nghiệp Việt nam trong giai đoạn hội nhập. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra rằng TPP có tác động tích cực đến các hoạt động thương mại, đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam, tạo cú hích mạnh cho xuất khẩu, tác động tích cực đến thu nhập của người dân, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, TPP cũng có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế như gia tăng sức ép cạnh tranh, nguy cơ phá sản cho doanh nghiệp Việt Nam, thất nghiệp gia tăng. Qua đó, tác giả đã gợi ý giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải chuyên nghiệp trong công tác quản trị doanh nghiệp, quay lại những yếu tố kinh doanh cốt lõi, những mặt 280 hàng có thế mạnh thực sự. Ngoài những công trình nghiên cứu điển hình kể trên, còn phải kể đến nghiên cứu của Lê Hồng Hiệp (2015) về đánh giá các tác động của TPP đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích một cách khái quát các tác động của TPP đến các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam bao gồm thương mại hoạt động và dịch vụ, đầu tư, các doanh nghiệp nhà nước, bảo hộ sở hữu trí tuệ và bảo vệ môi trường, tác động đến chính trị, tác động đến chiến lược và chính sách đối ngoại, từ đó khẳng định TPP được coi là một trường hợp “lạc quan thận trọng” đối với Việt Nam. ...

Tài liệu được xem nhiều: