Dự báo tài chính (Financial Forecasting) là gì? Các phương pháp dự báo tài chính
Số trang: 3
Loại file: docx
Dung lượng: 741.91 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Dự báo tài chính trong tiếng Anh gọi là Financial Forecasting. Dự báo tài chính là việc dự báo về các chỉ tiêu cơ bản trên báo cáo tài chính của các kì kinh doanh sắp tới, từ đó xác định nhu cầu vốn bổ sung cho doanh nghiệp. Một trong những mục tiêu cơ bản của phân tích báo cáo tài chính là dựa vào số liệu quá khứ để dự báo về tương lai của doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự báo tài chính (Financial Forecasting) là gì? Các phương pháp dự báo tài chính DỰ BÁO TÀI CHÍNH (FINANCIAL FORECASTING) LÀ GÌ? CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TÀI CHÍNH Các doanh nghiệp thực hiện dự báo tài chính (tiếng Anh: Financial Forecasting) để xác định nhu cầu vốn bổ sung cho các hoạt động của doanh nghiệp. Dự báo tài chính (Financial Forecasting) Khái niệm Dự báo tài chính trong tiếng Anh gọi là Financial Forecasting. Dự báo tài chính là việc dự báo về các chỉ tiêu cơ bản trên báo cáo tài chính của các kì kinh doanh sắp tới, từ đó xác định nhu cầu vốn bổ sung cho doanh nghiệp. Một trong những mục tiêu cơ bản của phân tích báo cáo tài chính là dựa vào số liệu quá khứ để dự báo về tương lai của doanh nghiệp. Dự báo tài chính có ý nghĩa đối với cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đối với bên trong doanh nghiệp, dự báo tài chính sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch tài chính để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. Đối với bên ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư và nhà cung cấp tín dụng dài hạn, dự báo tài chính giúp các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính đánh giá cụ thể hơn về triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp từ đó có các quyết định hợp lý để giảm thiểu rủi ro. Dự báo tài chính còn là căn cứ quan trọng để xác định rủi ro. Các phương pháp dự báo tài chính Trong thực tiễn, có hai phương pháp dự báo tài chính: Dự báo tài chính trên cơ sở kế hoạch hoạt động chi tiết của doanh nghiệp Căn cứ từ các định mức chi phí và kế hoạch hoạt động cụ thể, doanh nghiệp lập dự toán tiêu thụ để lầ lượt từ đó lập dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả kinh doanh và dự toán bảng cân đối kế toán. Các bản dự toán này thường được lập cho thời gian một năm và chi tiết thành từng quí, tháng, nhằm xác định nhu cầu vốn bổ sung chính xác hơn và cụ thể hơn theo từng thời điểm trong năm. Dự báo tài chính theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu Phương pháp dự báo này được sử dụng cho cả trong và ngoài doanh nghiệp. phương pháp náy tập trung vào trực tiếp dự báo các chỉ tiêu báo cáo tài chính theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu thay vì nghiên cứu chi tiết từng yếu tố chi phí cũng như các kế hoạch hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Phương pháp dự báo tài chính này được thực hiện dựa trên cơ sở giả định các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính thay đổi theo một tỉ lệ nhất định so với mức doanh thu đạt được của doanh nghiệp. Doanh thu thay đổi kéo theo sự thay đổi của chi phí kinh doanh và lợi nhuận, từ đó làm thay đổi vốn chủ sở hữu và các tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do việc dự báo tài chính cho các kì tương lai luôn gắn liền với các yếu tố không chắc chắn nên việc dự báo tài chính nên được thực hiện cho nhiều tình huống khác nhau, trong đó có tình huống bi quan và lạc quan của doanh nghiệp. (Nguồn: Báo cáo tài chính: Phân tích dự báo và định giá, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, 2018)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự báo tài chính (Financial Forecasting) là gì? Các phương pháp dự báo tài chính DỰ BÁO TÀI CHÍNH (FINANCIAL FORECASTING) LÀ GÌ? CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TÀI CHÍNH Các doanh nghiệp thực hiện dự báo tài chính (tiếng Anh: Financial Forecasting) để xác định nhu cầu vốn bổ sung cho các hoạt động của doanh nghiệp. Dự báo tài chính (Financial Forecasting) Khái niệm Dự báo tài chính trong tiếng Anh gọi là Financial Forecasting. Dự báo tài chính là việc dự báo về các chỉ tiêu cơ bản trên báo cáo tài chính của các kì kinh doanh sắp tới, từ đó xác định nhu cầu vốn bổ sung cho doanh nghiệp. Một trong những mục tiêu cơ bản của phân tích báo cáo tài chính là dựa vào số liệu quá khứ để dự báo về tương lai của doanh nghiệp. Dự báo tài chính có ý nghĩa đối với cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đối với bên trong doanh nghiệp, dự báo tài chính sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch tài chính để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. Đối với bên ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư và nhà cung cấp tín dụng dài hạn, dự báo tài chính giúp các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính đánh giá cụ thể hơn về triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp từ đó có các quyết định hợp lý để giảm thiểu rủi ro. Dự báo tài chính còn là căn cứ quan trọng để xác định rủi ro. Các phương pháp dự báo tài chính Trong thực tiễn, có hai phương pháp dự báo tài chính: Dự báo tài chính trên cơ sở kế hoạch hoạt động chi tiết của doanh nghiệp Căn cứ từ các định mức chi phí và kế hoạch hoạt động cụ thể, doanh nghiệp lập dự toán tiêu thụ để lầ lượt từ đó lập dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả kinh doanh và dự toán bảng cân đối kế toán. Các bản dự toán này thường được lập cho thời gian một năm và chi tiết thành từng quí, tháng, nhằm xác định nhu cầu vốn bổ sung chính xác hơn và cụ thể hơn theo từng thời điểm trong năm. Dự báo tài chính theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu Phương pháp dự báo này được sử dụng cho cả trong và ngoài doanh nghiệp. phương pháp náy tập trung vào trực tiếp dự báo các chỉ tiêu báo cáo tài chính theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu thay vì nghiên cứu chi tiết từng yếu tố chi phí cũng như các kế hoạch hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Phương pháp dự báo tài chính này được thực hiện dựa trên cơ sở giả định các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính thay đổi theo một tỉ lệ nhất định so với mức doanh thu đạt được của doanh nghiệp. Doanh thu thay đổi kéo theo sự thay đổi của chi phí kinh doanh và lợi nhuận, từ đó làm thay đổi vốn chủ sở hữu và các tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do việc dự báo tài chính cho các kì tương lai luôn gắn liền với các yếu tố không chắc chắn nên việc dự báo tài chính nên được thực hiện cho nhiều tình huống khác nhau, trong đó có tình huống bi quan và lạc quan của doanh nghiệp. (Nguồn: Báo cáo tài chính: Phân tích dự báo và định giá, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, 2018)
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính doanh nghiệp Dự báo tài chính Financial Forecasting Phương pháp dự báo tài chính Báo cáo tài chính Dự báo chỉ tiêu tài chính Phân tích báo cáo tài chínhTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 773 21 0 -
18 trang 462 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 439 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 423 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 385 1 0 -
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
175 trang 384 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 372 10 0 -
3 trang 306 0 0
-
Các bước trong phương pháp phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn
5 trang 295 0 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
194 trang 295 1 0