Danh mục

Dự báo và thích ứng trong kinh doanh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.03 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà mọi việc đều biến đổi rất nhanh và khó đoán trước được điều gì sẽ xảy ra. Quả thật hôm nay khó có thể biết được sắp tới tỷ giá sẽ ở mức nào, hay đáy của VN-Index sẽ là bao nhiêu
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự báo và thích ứng trong kinh doanhDự báo và thích ứngChúng ta đang sống trong thời kỳ mà mọi việc đều biến đổirất nhanh và khó đoán trước được điều gì sẽ xảy ra. Quả thậthôm nay khó có thể biết được sắp tới tỷ giá sẽ ở mức nào,hay đáy của VN-Index sẽ là bao nhiêu.Công nghệ thông tin và hội nhập kinh tế đã làm nền kinh tế củachúng ta liên thông với nền kinh tế thế giới như hai chiếc bìnhthông nhau. Mọi sự thay đổi về tỷ giá, về lãi suất ngân hàng, vềgiá dầu, giá vàng đều ảnh hưởng ngay hay có thể nói là tức thờilên nền kinh tế Việt Nam. Và tất nhiên ảnh hưởng này trực tiếphay gián tiếp sẽ có tác động ngay đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp.Vậy chúng ta cần làm gì để đối phó với các thay đổi đang diễn rahàng ngày? Có lẽ đây là một trong những câu hỏi được nhiềudoanh nghiệp quan tâm nhất và đang phải đối mặt.Bài viết này chỉ xin đề cập đến một phần nhỏ của câu hỏi trên, đólà ở góc độ doanh nghiệp, chúng ta nên chuẩn bị gì để ứng phóvới những ảnh hưởng, hay nói cách khác có thể hạn chế nhữngtác động, do sự thay đổi gây ra.Cần dự báo trước“Cần dự báo trước”, đó là cụm từ chúng ta thường nghe thấytrong thời gian gần đây.Từ việc dự báo các cơn bão sẽ đổ vào đâu, về sản lượng gạotrong năm, đến dự báo về mức tăng lạm phát, về mức tăngtrưởng… Dự báo là công việc không đơn giản, dự báo đúngkhông hề dễ dàng chút nào và vì thế đôi khi chúng ta rất ngại phảidự báo. Phải chăng đó là do bản năng sợ sai tiềm ẩn trong bảnthân mỗi con người?Thế nhưng cần nhận thấy rằng, việc chần chừ không đưa ra dựbáo hay quyết định đúng lúc đồng nghĩa với việc cầm chắc phầnthua, hay nếu có thoát cũng chỉ nhờ may rủi. Trong doanhnghiệp, lãnh đạo cần tập cho đội ngũ của mình quen với việc phảidự báo và chuẩn bị cho các dự báo khác nhau.Muốn dự báo được, chúng ta cần phải có các dữ liệu, từ các dữliệu quá khứ cộng với các dữ liệu liên quan đang diễn ra, chúngta sẽ phân tích và đưa ra các tình huống, các kịch bản khác nhau.Do bản thân dự báo là một khoa học xác suất vì thế cần có kịchbản cho từng tình huống riêng.Ở đây đôi lúc do chỉ muốn tập trung vào một tình huống “dễ” nhấthay do thiếu sự phân tích thấu đáo nên nhiều lúc chúng ta chỉchuẩn bị cho một kịch bản tốt mà quên đi những kịch bản xấu.Cần đánh giá cả những kịch bản, những tình huống xấu nhất cóthể xảy ra để sẵn sàng ứng phó. Hãy suy nghĩ rằng, nếu thực tếđiều xấu nhất không xảy ra thì mọi việc chỉ có thể tốt hơn mà thôi.Cho dù chúng ta có dự báo giỏi đến đâu đi nữa, vẫn không thểdự báo được mọi tình huống, vẫn sẽ có lúc những gì xảy ra khácvới những gì chúng ta suy tính. Chính trong lúc này, khả năngthích ứng nhanh của đội ngũ chính là lời giải cho vấn đề trên. Hãyđể tâm rèn luyện kỹ năng này, nó chính là một trong những kỹnăng giúp doanh nghiệp thành công trong thời đại ngày nay. Tuynhiên, chúng ta cũng đừng chủ quan mà quá lạm dụng khả năngnày.Khả năng thích ứngThích ứng hay phản ứng nhanh với sự thay đổi đòi hỏi bộ máyphải hoạt động 100% hay thậm chí 110% công suất, trong giaiđoạn này vấn đề tối ưu hóa chi phí cần phải xếp sau vấn đề thờigian. Nếu chúng ta thường xuyên ép bộ máy chạy ở ngưỡngbằng hoặc trên 100% công suất thì chắc chắn sẽ không hiệu quảvà rất dễ bị gãy cả hệ thống. Không phải ngẫu nhiên khi tính toáncông suất thiết bị, những người làm dự án đều tính toán côngsuất hoạt động tối ưu của thiết bị nằm trong khoảng từ 70-80%công suất thiết kế. Bộ máy con người cũng không nằm ngoài quyluật này.Dự báo càng nhiều tình huống, càng có nhiều kịch bản khácnhau, chuẩn bị cho các kịch bản này kỹ lưỡng bao nhiêu thì khảnăng thích ứng của bộ máy càng tăng bấy nhiêu. Thật vậy, quátrình chuẩn bị cũng chính là lúc đào tạo và rèn luyện cho đội ngũcủa mình khả năng xử lý trong những tình huống khác nhau, lầnsau có thể sự việc xảy ra không hoàn toàn như vậy nhưng chúngta có thể rút tỉa cách xử lý trong một vài công đoạn cho các tìnhhuống mới. Vì thế việc luyện tập phân tích tình huống, cách xử lýlà rất quan trọng để nâng cao kỹ năng thích ứng cho mọi người.Ngoài ra còn một yếu tố rất quan trọng là phải có quan điểm thíchnghi với sự thay đổi hay nói cách khác là hãy suy nghĩ tích cực vềsự thay đổi. Tiềm thức con người luôn hướng về sự ổn định vìchính sự ổn định là nền tảng cho sự tối ưu. Vì thế trong tâm lýmỗi người chúng ta đều ưa chuộng sự ổn định, không thích hay engại những thay đổi, xáo trộn.Sự thay đổi thường nằm ngoài mong muốn chủ quan và vì thế khicó sự thay đổi chúng ta hay mất thời gian, mất công sức cho việcthan vãn, luyến tiếc thậm chí còn tìm cách quay trở lại cái cũ. Đôikhi thời gian cho những việc như vậy chiếm hết tâm trí và sức lựccho đến khi biết rằng không thể thì đã quá muộn để thích ứng.Thay vì thế chúng ta nên dũng cảm đối mặt và tiếp nhận sự thayđổi, đừng phó mặc số phận cho sự may rủi.Hãy suy nghĩ rằng sự thay đổi tuy là điều không muốn n ...

Tài liệu được xem nhiều: