Danh mục

Du lịch canh nông – Hình thức phát triển du lịch bền vững cho thành phố Đà Lạt

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 534.53 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Du lịch canh nông – Hình thức phát triển du lịch bền vững cho thành phố Đà Lạt" đề cập đến những đặc điểm của du lịch canh nông, thực trạng của du lịch canh nông tại thành phố Đà Lạt, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm đưa sản phẩm du lịch tiềm năng này phát triển lên tầm vóc lớn hơn trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Du lịch canh nông – Hình thức phát triển du lịch bền vững cho thành phố Đà Lạt KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ DU LỊCH CANH NÔNG – HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT Trương Minh Hoài1 Tóm tắt: Du Lịch canh nông được xem là một trong những hình thức của du lịch bền vững vìnhững “lợi ích kép” mà nó mang lại cho địa phương. Hình thức này không những đóng góp vai tròquan trọng trong việc đa dạng hóa loại hình du lịch cho địa phương mà còn giúp tạo dựng đượchình ảnh đẹp, thân thiện của địa phương với du khách. Do đó thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng vớisự đa dạng của nhà vườn có những tiềm năng đáng chú ý để phát triển hình thức này, góp phần tăngdoanh thu du lịch cho thành phố. Tuy nhiện hiện nay thành phố vẫn chưa phát huy hết những tiềmnăng của hình thức du lịch canh nông. Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng du lịch canh nông để từ đóđề xuất một số giải pháp góp phần cho loại hình du lịch này phát triển bền vững là nhu cầu cấpthiết. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch canh nông là loại hình du lịch phục vụ du khách dựa trên nền tảng của hoạt động sảnxuất nông nghiệp theo phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại, với mục tiêu giải trí, giáo dục vànâng cao tri thức. Du lịch canh nông là sản phẩm du lịch mới của thành phố Đà Lạt, tỉnh LâmĐồng. Trong những năm gần đây đã gây ấn tượng tốt và thu hút khách tham quan, trải nghiệm, gópphần tăng trưởng đáng kể cho ngành du lịch của địa phương. Bài viết tác giả đề cập đến những đặcđiểm của du lịch canh nông, thực trạng của du lịch canh nông tại thành phố Đà Lạt, từ đó đề xuấtmột số kiến nghị nhằm đưa sản phẩm du lịch tiềm năng này phát triển lên tầm vóc lớn hơn trongtương lai. 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Du lịch canh nông Cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào nêu lên định nghĩa đầy đủ về du lịch canh nông, tuynhiên chúng ta có thể hiểu đơn giản: Du lịch canh nông là hoạt động kết hợp giữa nông nghiệp vàdu lịch, bao gồm những hoạt động trải nghiệm, giáo dục, lưu trú… được lồng ghép trong nhữnghoạt động nông nghiệp. Hay có thể hiểu: Du lịch canh nông hay du lịch trang trại nông nghiệp là du lịch ở vùng nôngnghiệp được canh tác theo hướng ứng dụng công nghệ cao; là hoạt động trải nghiệm tại trang trạitrồng trọt hoặc chăn nuôi, bao gồm canh tác nông nghiệp, thưởng thức sản phẩm nông trại và lưutrú. 1.2. Phát triển du lịch bền vững Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì khái niệm về du lịch bền vững trong tiếng Anhđược gọi là Sustainable Tourism và khái niệm này được nhắc đến lần đầu tiên năm 1992, tại Hộinghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro. Trong đó, khái niệm nàyđược biết đến bằng việc nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con ngườitrong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệsinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người.1 Th.S, Trường Đại học Đà Lạt, hoaitm@dlu.edu.vn, ĐT 0907662248. 573 MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch bền vững là việc pháttriển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địatrong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạtđộng du lịch trong tương lai. Hình thức du lịch này nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội,thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sựphát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người.” Theo Khoản 14, Điều 3 của Luật Du lịch 2017, Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển dulịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế – văn hóa xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợiích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu vềdu lịch trong tương lai. Từ quy định vừa được nêu ra thì có thể nhận định du lịch bền vững dưới góc độ pháp lý làviệc trong quá trình thực hiện hoạt động du lịch thì các chủ thể đầu tư kinh doanh du lịch phải giảmthiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồngđịa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụthuộc vào. 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH CANH NÔNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂMĐỒNG 2.1. Tiềm năng du lịch canh nông thành phố Đà Lạt Hiện nay, diện tích sản xuất rau, hoa công nghệ cao của Lâm Đồng nói chung và thành phốĐà Lạt nói riêng đứng đầu cả nước, với 23.300 ha đất sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụngcông nghệ cao, trong đó, cây rau 19.500 ha, cây hoa 3.800 ha (Thu Hoài, 2018). Trước đây, LâmĐồng chỉ sản xuất để cung cấp nhu cầu sả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: