Danh mục

Du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 301.67 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết dựa trên cơ sở của lý thuyết Du lịch cộng đồng và Di sản văn hóa để gợi mở những giải pháp phát triển du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Đăk Nông trong xu hướng phát triển bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông Du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông Phan Đình Dũng, Nguyễn Thị Việt Nga Tóm tắt: Là địa bàn thuộc khu vực Tây Nguyên, đa dân tộc và văn hóa, tỉnh Đắk Nông có nguồntài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung, loại hình dulịch cộng đồng nói riêng. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (tại chỗ và nhập cư) qua lịch sử đãtạo nên những nét văn hóa độc đáo, có thể xây dựng những mô hình du lịch cộng đồng đem lạihiệu quả trong chính sách phát triển kinh tế -xã hội. Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã có nhữngquyết sách trong xây dựng, phát triển địa phương qua hoạt động du lịch và hoạch định trongchiến lược phát triển đến năm 2030 trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.Bài viết dựa trên cơ sở của lý thuyết Du lịch cộng đồng và Di sản văn hóa để gợi mở nhữnggiải pháp phát triển du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Đăk Nông trong xu hướngphát triển bền vững. Từ khóa: Du lịch cộng đồng, Dân tộc thiểu số, Đăk Nông, phát triển bền vững Từ viết tắt: DLCĐ: du lịch cộng đồng, DTTS: dân tộc thiểu số. 1. Dẫn luận Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là loại hình du lịch gắn với các giá trị và không gian sống củacộng đồng địa phương và cộng đồng tham gia trực tiếp, được hưởng lợi ích kinh tế - xã hội.Loại hình du lịch này mang nhiều ý nghĩa kinh tế - xã hội, mang tính bền vững với ba mục tiêu:đem lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn giá trị văn hóa bản. Thông quahoạt động DLCĐ, người dân và du khách nhận thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường,bản sắc văn hóa của cộng đồng. Ở Việt Nam, trong những năm qua, nhiều địa phương đã pháttriển loại hình du lịch cộng đồng và đem lại những hiệu quả thiết thực. Tùy thuộc vào mỗi địaphương với sự đầu tư trên nhiều phương diện, sự tham gia tích cực của cộng đồng tại chỗ, tạonên những giá trị mang nét riêng, trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên sinh thái, vănhóa đã thu hút nhiều khách tham quan, góp phần trong phát triển kinh tế, xã hội nói chung vàtạo nên sinh kế thiết thực đối với cộng đồng. Tuy nhiên, cũng có nhiều nơi, sau một giai đoạnphát triển, đã gặp nhưng rào cản, khó khăn trong phát triển loại hình du lịch này. Đắk Nông thuộc cao nguyên Trường Sơn với địa hình đồi núi, có những thắng cảnh thiênnhiên (thác Đắk G’lun, Đắk Buk So, Đray Sáp, Gia Long và các Khu bảo tồn thiên nhiên như:Nậm Nung, Vườn Quốc gia Tà Đùng, hệ thống hang động Krông Nô), sự cộng cư đa dạng củanhiều thành phần dân cư (40 dân tộc), trong đó có các tộc người bản địa (M’nông, Mạ, Ê đê...), những di tích lịch sử - văn hóa... là nguồn tài nguyên thích hợp cho phát triển nói chung vàloài hình DLCĐ nói riêng. Năm 2004, tỉnh Đắk Nông thành lập với những khó khăn về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹthuật nhưng hiện nay đã cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, sảnphẩm để kêu gọi đầu tư phát triển du lịch. Ngày 8 tháng 9 năm 2020, tỉnh Đắk Nông bàn hànhKế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, nhấn mạnh các mụctiêu: Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh, góp phần xóa đói,giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh; Phát triển du lịch bền vững, theohướng chuyên nghiệp, hiệu quả; đa dạng hóa sản phẩm du lịch trong đó, chú trọng phát triểndu lịch gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông; phát triển du lịch cộng đồng,du lịch nông nghiệp công nghệ cao và bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và bản sắc văn hóa 457của các DTTS tỉnh Đắk Nông. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và xúc tiến quảng bádu lịch; tăng cường hợp tác liên kết phát triển du lịch quốc tế và nội địa, nâng cao năng lực cạnhtranh du lịch của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030, Đắk Nông trở thành điểm du lịch hấp dẫn củakhu vực28. 2. Nhân lực trong phát triển DLCĐ vùng dân tộc thiểu số Với những tiềm năng và lợi thế của địa phương, có thể nói, tỉnh Đắk Nông có những cơsở nền để phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành động lực phát triển để đạt được những mụctiêu đề ra. Trong chiến lược phát triển chung của đất nước, các địa phương đều có những quyếtsách, hoạch định phát triển du lịch theo tinh thần nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị vềphát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn29 và Chiến lược phát triển du lịch Việt Namđến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ theo quyết định 147/QĐ-Ttg.30 Năm 2018, UBND tỉnh Đắk Nông đã chọn 9 địa bàn mang những dấu ấn độc đáo về vănhóa DTTS để xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, gồm: Bon NJriêng/xã Đắk Nia, bon ĐắkRmoan/ xã Đắk Rmoan (TP. Gia Nghĩa), bon Pi Nao/ xã Nhân Đạo (huyện Đắk Rlấp), buônBuôr, buôn Nui/xã Tâm Thắng, Làng văn hóa dân tộc Dao, xã Ea Pô (huyện Cư Jút), bon JaRáh/xã Nâm Nung, thôn Nam Tân/xã Nam Đà (huyện Krông Nô), bon Kon Hao/ xã Đắk Ha(huyện Đắk Glong). Các địa bàn được chọn xây dựng mô hình DLCĐ được hướng dẫn thànhlập ban quản lý, ban tự quản và nhận được sự hỗ nguồn vốn từ tỉnh để hoạt động. Đây là hướngđi mới của tỉnh Đắk Nông trong xây dựng du lịch khai thác các giá trị văn hóa tộc người tại chỗvà từ nơi khác đến sau này, có ý nghĩa thiết thực trong bảo tồn di sản và hướng tới mục tiêugiải pháp tạo công ăn việc làm, thu nhập kinh tế đối với người dân. Tháng 7 năm 2020, tỉnh Đắk Nông nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu do Tổchức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận. Một khu vực rộnglớn, có diện tích hơn 4.700km2, trên địa bàn 6 huyện (Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song,Đắk Glong) và thị xã Gia Nghĩa. Địa bàn này hội tụ các giá trị tiêu biểu cả về địa chất, địa mạo,văn hóa cũng như đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực (65 điểm di sản địa chất, địa mạo,hệ thống gần 50 hang động (d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: