Danh mục

Du lịch dải ven biển Nghệ An thời kỳ hội nhập

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.42 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài báo đề cập tới thực trạng phát triển của du lịch dải ven biển tỉnh Nghệ An đặt trong mối quan hệ với toàn tỉnh trong giai đoạn từ 2000 đến 2010 dựa trên các chỉ tiêu: Thị trường khách, doanh thu, cơ sở vật chất, hoạt động lữ hành và vận chuyển khách, lao động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Du lịch dải ven biển Nghệ An thời kỳ hội nhập JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science Sci., 2011, Vol. 56, No. 8, pp. 141-146 DU LỊCH DẢI VEN BIỂN NGHỆ AN THỜI KỲ HỘI NHẬP Nguyễn Thị Hoài Trường Đại học Vinh E-mail: hoaigvdhv@gmail.com Tóm tắt. Nội dung bài báo đề cập tới thực trạng phát triển của du lịch dải ven biển tỉnh Nghệ An đặt trong mối quan hệ với toàn tỉnh trong giai đoạn từ 2000 đến 2010 dựa trên các chỉ tiêu: thị trường khách, doanh thu, cơ sở vật chất, hoạt động lữ hành và vận chuyển khách, lao động. Trên cơ sở phân tích thực trạng và lý giải nguyên nhân, tác giả đề xuất định hướng phát triển du lịch địa phương trong tương lai.1. Mở đầu Trong “thế kỷ của biển và đại dương”, hội nhập kinh tế quốc tế, có biển làmột lợi thế lớn. Với chiều dài 82 km đường bờ biển, 7834 km2 diện tích dải lãnh hải,Nghệ An có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh ngành du lịch, đặc biệt là dải venbiển với 4/20 huyện tiếp giáp trực tiếp: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thị xãCửa Lò. Sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch thị xã Cửa Lò đã làm thayđổi hẳn diện mạo kinh tế - xã hội của dải ven biển nói riêng, của tỉnh Nghệ An nóichung.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thực trạng phát triển du lịch dải ven biển Nghệ An thời kỳ 2000 – 20102.1.1. Thị trường khách Dải ven biển Nghệ An đang ngày càng trở thành một trong những điểm đếnhấp dẫn của du khách bốn phương. Vào thời điểm năm 2000, số lượng khách đến đâymới chỉ có 360 nghìn lượt nhưng đến năm 2010 con số đó đã gấp 5,2 lần với 1.872nghìn lượt khách. Số lượng khách đến đây luôn chiếm tỉ trọng ưu thế và ngày càngcó xu hướng gia tăng trong tổng số khách toàn tỉnh (tăng từ 62,5% năm 2000 lên78,0% năm 2010). Tốc độ gia tăng số lượng khách luôn đạt mức hai con số. Trungbình toàn giai đoạn đạt 17,9%/năm. Con số này của toàn tỉnh trong cùng thời gianlà 17,2%/năm. Trong cơ cấu khách du lịch, khách du lịch nội địa gần như chiếm ưu thế tuyệtđối với trên 99,9%. Thành phần du khách ngày càng đa dạng hơn. Nếu như trước 141 Nguyễn Thị Hoàinăm 2000, khách du lịch nội địa đến đây 98% là khách từ các tỉnh phía Bắc, số cònlại là các tỉnh lân cận: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hoá thì nay ngoài khách đếntừ các tỉnh trên còn có khách đến từ các tỉnh phía Nam như Đà Nẵng, Quy Nhơn,Sài Gòn, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắc Lắc. . . Thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa tại dải ven biển đã tăng so vớitrước năm 2000 (từ 1,5 ngày/người lên: 2,7 ngày/người, trung bình toàn tỉnh là: 2- 2,2 ngày/người). Cùng với việc tăng thời gian lưu trú, mức chi tiêu của khách dulịch nội địa cũng tăng: từ 150.000 - 200.000 đồng người/ngày (trước năm 2000) lên370.000 - 400.000 đồng/người/ngày (năm 2010). Khách du lịch quốc tế đến dải ven biển có xu hướng tăng, nhưng không ổnđịnh. Tốc độ tăng thấp hơn khách du lịch nội địa và trung bình chung toàn tỉnh.Các năm 2003 – 2005 và 2009 lượng khách quốc tế giảm so với các thời điểm trướcđó, đặc biệt năm 2009, khách du lịch quốc tế giảm mạnh từ hơn 13.000 lượt kháchnăm 2008 xuống còn 2.850 lượt (giảm 4,56 lần) . Nguyên nhân của hiện trạng nàylà do ảnh hưởng của dịch Sars (năm 2003); dịch bệnh gia súc gia cầm (năm 2005)và khủng hoảng kinh tế toàn cầu (năm 2009). Đây cũng là hiện trạng chung của dulịch tỉnh Nghệ An và của cả nước. Trong cơ cấu khách du lịch quốc tế chủ yếu là khách châu Á (chiếm gần 67%),trong đó lớn nhất là đến từ Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốcvà một số nước khác trong khu vực ASEAN; khách châu Âu chiếm 19% (chủ yếuđến từ Đan Mạch, Thuỵ Sỹ, Na Uy, Thuỵ Điển, Bỉ). . . khách Hoa Kỳ chiếm 12%,số còn lại là khách đến từ châu lục khác. Thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế không dài, nhưng đang có xuhướng tăng lên: năm 2000 thời gian lưu trú của khách nước ngoài là 1,2 ngày; đếnnăm 2010 tăng lên: 2,1 ngày. Mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế hơn mức chitiêu của khách du lịch nội địa không nhiều, chỉ giao động trong khoảng 450.000 -500.000 đồng/người/ngày. Bảng 1. Số lượng khách và doanh thu du lịch dải ven biển Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 Năm 2000 2003 2006 2010 Số lượng khách (nghìn lượt) 360 675 1050 1872 So với toàn tỉnh (%) 62,5 88,6 65,5 78,0 Trong đó: - Khách nội địa 357,9 671,5 1044,5 1869,03 - Khách quốc tế 2,1 3,5 5,5 2,97 Nguồn [1,2,3,4,5]2.1.2. Doanh thu du lịch Cùng với sự gia tăng về số lượng khách, ngày lưu trú, mức chi tiêu, doanhthu du lịch cũng tăng nhanh và ổn định. Năm 2000, doanh thu du lịch đạt 39,6 tỉđồng (đóng góp 29,3% tổng doanh thu du lịch toàn tỉnh). Đến năm 2010, chỉ tiêunày đạt đến 735 tỉ đồng, gấp gần 18,4 lần. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn142 Du lịch dải ven biển Nghệ An thời kì hội nhậpđạt 30%/năm, cao nhất trong tất cả các chỉ tiêu về thực trạng phát triển du lịch vàcao hơn trung bình chung về chỉ tiêu này của toàn tỉnh 6,3% trong cùng thời gian. Bảng 2. Doanh thu và cơ sở lưu trú du lịch dải ven biển Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 Năm 2000 2003 2006 2010 Doanh thu du lịch (tỉ đồng) 39,6 81,3 160 735 So với toàn tỉnh (%) 29,3 42,4 41,5 62,0 Cơ sở lưu trú 53 132 237 259 So với toàn tỉnh (%) 55,2 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: