Danh mục

Du lịch di sản văn hóa ruộng bậc thang tại Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch ở điểm đến ruộng bậc thang Mù Căng Chải

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 240.89 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Du lịch di sản văn hóa ruộng bậc thang tại Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch ở điểm đến ruộng bậc thang Mù Căng Chải" tập trung nghiên cứu về hoạt động du lịch di sản ruộng bậc thang Ifugao tại Cordillera (Philippines) và Bali (Indonesia), từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại di sản văn hóa ruộng bậc thang Mù Căng Chải (Việt Nam). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Du lịch di sản văn hóa ruộng bậc thang tại Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch ở điểm đến ruộng bậc thang Mù Căng Chải DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA RUỘNG BẬC THANG TẠI ĐÔNG NAM Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐIỂM ĐẾN RUỘNG BẬC THANG MÙ CĂNG CHẢI Đặng Thị Quốc Anh Đào1 Tóm tắt: Phát triển du lịch dựa trên việc trao quyền cho cộng đồng địa phương là một khía cạnh quan trọng không chỉ cho việc phát triển kinh tế mà còn liên quan đến bảo tồn di sản văn hóa, gia tăng sự quan tâm đến bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở các cộng đồng này. Bài viết tập trung nghiên cứu về hoạt động du lịch di sản ruộng bậc thang Ifugao tại Cordillera (Philippines) và Bali (Indonesia), từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại di sản văn hóa ruộng bậc thang Mù Căng Chải (Việt Nam). Từ khóa: Du lịch di sản, du lịch cộng đồng, di sản văn hóa ruộng bậc thang, Ifugao, Bali, Mù Căng Chải.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Do điều kiện đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng địa hình đa dạng với hệthống sông suối dày đặc, cư dân Đông Nam Á trong suốt tiến trình lịch sử đã sáng tạonên nền văn minh nông nghiệp lúa nước nổi bật. Việc trồng trọt lúa nước không chỉ làphương thức sinh kế thể hiện sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên màcòn phản ánh những giá trị văn hóa, xã hội. Để trồng trọt lúa nước trên điều kiện địahình đồi dốc, cư dân Đông Nam Á đã tạo nên những thửa ruộng bậc thang kết nối với hệthống thủy lợi vô cùng tinh vi. Những thửa ruộng bậc thang đã tạo nên cảnh quan thiênnhiên và văn hóa đặc trưng của khu vực Đông Nam Á, từ những di sản văn hóa ruộngbậc thang được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới như cảnh quan văn hóaruộng bậc thang tại Bali (Indonesia), Ifugao - Cordillera (Philippines) cho đến các di sảnđược công nhận là những di sản văn hóa quốc gia đặc biệt như ruộng bậc thang Mù CăngChải (Việt Nam). Với những giá trị nổi bật về mặt cảnh quan và văn hóa, các ruộng bậcthang trở thành những địa điểm thu hút khách du lịch và có lịch sử phát triển hoạt độngdu lịch từ nhiều thập niên trở lại đây. Du lịch là ngành kinh tế quan trọng, góp phần vàoviệc phát triển cơ sở hạ tầng, tăng thu nhập và mở rộng sự hiểu biết cho cộng đồng địaphương cũng như là động lực thúc đẩy việc hồi sinh, bảo tồn và sáng tạo văn hóa. Tuynhiên, du lịch cũng dẫn đến những nguy cơ của việc thay đổi tính toàn vẹn của cảnhquan; những thách thức trong việc duy trì sự bền vững của hệ thống ruộng bậc thang bởi Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.1626 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ hay việc xây dựng cơ sở hạ tầngtạo nên áp lực cho tính bền vững của hệ thống thủy lợi. Đặc biệt, nhu cầu về nước cungcấp cho các hoạt động du lịch đặt ra những thách thức trong việc đảm bảo nguồn nướctưới tiêu cho hệ thống trồng trọt. Bên cạnh đó, là những ảnh hưởng trên các khía cạnhvề mặt văn hóa, xã hội. Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của du lịch đến các disản văn hóa này, du lịch dựa vào cộng đồng được xem là một mô hình có ý nghĩa nhằmmang đến lợi ích tốt nhất cho chủ nhân của các di sản. Chủ thể sáng tạo của những disản văn hóa ruộng bậc thang là những tộc người thiểu số, với hệ thống tri thức bản địa,bản sắc văn hóa cũng như phương thức sinh kế có nhiều khác biệt. Phát triển du lịch dựatrên việc trao quyền cho cộng đồng địa phương là một khía cạnh quan trọng không chỉcho việc phát triển kinh tế mà còn liên quan đến bảo tồn di sản văn hóa, gia tăng sự quantâm đến bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở các cộng đồng này. Thu hút và trao quyền chosự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch được xem là thành phầnquan trọng để đạt được sự phát triển du lịch bền vững.2. DI SẢN VĂN HÓA RUỘNG BẬC THANG TẠI ĐÔNG NAM Á2.1. Di sản văn hóa ruộng bậc thang Ifugao - Cordillera (Philippines)1 Ruộng bậc thang vùng Cordillera là một ví dụ rõ nét về lịch sử của một cảnh quanvăn hoá sống động hình thành cách đây hơn 2000 năm (UNESCO, 1995; SITMo,2008). Các ruộng bậc thang này nằm sâu trong vùng núi Cordillera phía bắc đảo Luzoncủa Philippines. Hệ thống ruộng bậc thang trải dài trong vùng không gian rộng lớn,tuy nhiên cảnh quan được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới năm 1995 baogồm 5 cụm với các ruộng bậc thang Nagacadan (Kiangan), Bangaan, Batad (Banaue),Hungduan, Mayoyao. Di sản văn hóa này thể hiện sự kết tinh hài hòa những yếu tốvề môi trường, văn hóa, xã hội, kinh tế, tôn giáo và chính trị trong đời sống của cáctộc người bản địa vùng Ifugao. Hệ thống ruộng bậc thang Ifugao được xây dựng trênđộ cao hơn hẳn các ruộng bậc thang khác với lịch sử lâu đời cùng kỹ thuật canh táchoàn toàn thủ công. Các b ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: