Danh mục

Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 349.70 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Du lịch biển được xác định là sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa. Trong những năm qua ngành du lịch Thanh Hóa luôn chú trọng đầu tư cho du lịch biển và đã có được những thành công nhất định. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin đưa ra một loại hình sản phẩm du lịch để cùng bàn luận, góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa - đó là du lịch trải nghiệm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI DU LỊCH TRẢI NGHIỆM GÓP PHẦN LÀM PHONG PHÖ HƠN CHO DU LỊCH BIỂN THANH HÓA NCS. Nguyễn Thị Trúc Quỳnh1 Tóm tắt: Du lịch biển được xác định là sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnhThanh Hóa. Trong những năm qua ngành du lịch Thanh Hóa luôn chú trọng đầu tư chodu lịch biển và đã có được những thành công nhất định. Tuy nhiên, du lịch biển vẫnchưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế vốn có của mình, hệ thống sản phẩm du lịch cònđơn điệu, dịch vụ nghèo nàn, trùng lắp,... Để du lịch biển thực sự là sản phẩm mũinhọn, đa dạng hóa sản phẩm du lịch là một trong những giải pháp được đưa ra. Trongphạm vi bài viết này, tác giả xin đưa ra một loại hình sản phẩm du lịch để cùng bàn luận,góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa - đó là du lịch trải nghiệm. Từ khóa: sản phẩm, du lịch biển, trải nghiệm 1. Đặt vấn đề Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một hoạtđộng nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầukhông thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Nếu như trước đây, dulịch đơn thuần được xem là một cuộc dạo chơi đến những vùng đất mới, thì ngày naycùng với sự phát triển của xã hội, tri thức và nhu cầu khám phá thì việc trải nghiệm cuộcsống, trải nghiệm những phong tục, tập quán của những địa danh đó mới đang là xuhướng được nhiều khách du lịch quan tâm, lựa chọn. Với loại hình du lịch này khách dulịch sẽ được đi sâu vào tìm hiểu, khám phá những giá trị độc đáo của điểm đến, họ sẽđược trực tiếp làm, trực tiếp tham gia trải nghiệm những điều đó chứ không chỉ còn lànhững người bên ngoài đứng và quan sát. Mặt khác, du lịch trải nghiệm còn giúp chokhách du lịch chủ động trong lịch trình của mình, du khách có thể chọn những điểm đếnmình yêu thích, phù hợp với nhu cầu của bản thân thay vì phải đi theo một lịch trìnhđược kế hoạch sẵn từ các hãng tour. Du lịch trải nghiệm đang trở thành loại hình du lịchhấp dẫn nhiều du khách tại Việt Nam. 2. Quan niệm về du lịch trải nghiệm Du lịch trải nghiệm được coi là một sản phẩm du lịch văn hóa, gắn kết chặt chẽviệc bảo tồn văn hóa, không gian sinh hoạt truyền thống với việc giữ gìn và phát triểncác sản vật địa phương. Với du lịch trải nghiệm, du khách không còn “cưỡi ngựa xem1 Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa70 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔIhoa”, đứng bên ngoài chiêm ngưỡng, quan sát mà họ sẽ được đắm chìm vào đời sốngvăn hóa, những phong tục, lễ nghi của địa danh đó, được trò chuyện, sinh hoạt cùng vớingười dân bản địa,… từ đó sẽ hiểu hơn về văn hóa, con người, cảnh vật của mỗi địadanh mà họ được sống, được tìm hiểu và khám phá. Trong những năm gần đây, du lịchtrải nghiệm đang trở thành một xu hướng lựa chọn của khách du lịch. Vậy du lịch trải nghiệm là gì? Có rất nhiều những quan niệm khác nhau về dulịch trải nghiệm, nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất: “Du lịch trảinghiệm là loại hình du lịch dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm vàtìm hiểu phong tục, tập quán của nhiều nền văn hóa của mọi dân tộc khác nhau tại nơihọ đến. Trong chuyến đi của mình, khách du lịch thay vì ở khách sạn thì lưu trú ngay tạinhà dân. Trong quá trình ở, du khách sẽ hiểu hơn về cuộc sống và con người ở vùng đấtđó bởi họ được: cùng ăn ở, cùng làm với gia đình chủ nhà trong không khí ấm cúng vàthân thiện”2. 3. Cơ sở xây dựng loại hình du lịch trải nghiệm ở vùng biển Thanh Hóa 3.1 Cơ sở pháp lý - Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa pháttriển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, thực hiện Chương trình hành động quốc giavề du lịch; - Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóaphê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đếnnăm 2030”. - Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnhlần thứ XVIII về việc ban hành Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn2016 - 2020; - Kế hoạch số 156/KH-UBND ngày 17/10/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa vềtriển khai Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnhkhóa XVIII về ban hành Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020; - Quyết định số 1554/QĐ-UBND ngày 11/5/2017 của UBND tỉnh ban hành Kếhoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trịvề phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; - Quyết định số 1985/QĐ-UBND ngày 09/6/2017 của UBND tỉnh về việc phêduyệt đề án “Phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025,tầm nhìn 2030”.2 http://lienketviet.net/tang-thu/wiki/khai-niem-ve-du-lich-trai-nghiem/ 71 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 3.2 Cơ sở thực tiễn * Nhu cầu khách du lịch Hiện nay, các du khách đang có xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm gần gũivới địa phương, gần với cuộc sống của người dân hơn. Điều này có thể cho phép họ kếtnối được với người dân địa phương và những địa danh độc đáo không có trên tấm bảnđồ tour đã được định sẵn bởi các công ty du lịch. Thay vì nghe theo các hướng dẫnviên và thăm quan vội vàng những địa danh điển hình trên một chiếc xe, khách du lịchcó thể trò chuyện với những người bán hàng ven đường và mặc cả giá một món đồ chưatừng nghe tới, thử một món ăn với tên gọi không thể hiểu, trải nghiệm những khoảnhkhắc không được định trư ...

Tài liệu được xem nhiều: