Danh mục

Du lịch xanh và du lịch văn hóa - Giải pháp phát triển bền vững kinh tế địa phương (Nghiên cứu trường hợp Di sản văn hóa thế giới Hội An, Quảng Nam)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 275.74 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 1    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Du lịch xanh và du lịch văn hóa - Giải pháp phát triển bền vững kinh tế địa phương (Nghiên cứu trường hợp Di sản văn hóa thế giới Hội An, Quảng Nam)" vận dụng phương pháp nghiên cứu chính của khoa học lịch sử, văn hóa, du lịch. Đồng thời kết hợp với các phương pháp liên ngành, xuyên ngành như: xã hội học, nhân học, kinh tế, bảo tồn - bảo tàng,... Ngoài ra, nghiên cứu so sánh cũng được khai thác trong giải quyết các vấn đề đặt ra. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Du lịch xanh và du lịch văn hóa - Giải pháp phát triển bền vững kinh tế địa phương (Nghiên cứu trường hợp Di sản văn hóa thế giới Hội An, Quảng Nam) DU LỊCH XANH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG (Nghiên cứu trường hợp Di sản văn hóa thế giới Hội An, Quảng Nam) Đào Vĩnh Hợp1 Tóm tắt: Hội An (Quảng Nam) được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999. Nhiều năm qua, thành phố di sản này đã trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh lợi thế về hệ thống di tích kiến trúc cổ đặc sắc cùng đặc trưng văn hóa vùng miền độc đáo cho phát triển kinh tế - xã hội, thành phố này cũng đã và đang đối mặt với tác động lớn từ biến đổi khí hậu (BĐKH) và dịch bệnh. Trước tình hình này, Hội An chủ động đi tiên phong trong việc phát triển nhiều loại hình du lịch mới độc đáo. Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận cơ bản về du lịch xanh, du lịch văn hóa và phát triển bền vững, bài viết sẽ đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển các loại hình du lịch này tại Hội An. Qua đó, cũng gợi ý một số giải pháp cho phát triển bền vững Hội An. Từ khóa: Du lịch xanh, du lịch văn hóa, phát triển bền vững, Hội An (Quảng Nam).1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Hội An hiện nay trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Hội An có diện tích6.068km2, tọa độ địa lý: vĩ độ Bắc: 15o15’26” đến 15o55’15”, kinh độ Ðông: 108o17’08”đến 108o23’10”. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê ngày 01/04/2019, dânsố Hội An là 98.599 người; hành chính chia thành 9 phường: Cẩm An, Cẩm Châu,Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà và 4 xã: CẩmHà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù Lao Chàm) (Tổng cụcThống kê, 2020: 26). Nhờ sự nỗ lực lớn trong bảo tồn khu phố cổ Hội An, đặc biệt làkiến trúc khu phố cổ, nên ngày 4/12/1999, Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dụcLiên hiệp quốc UNESCO đã ghi tên Hội An vào danh mục các di sản văn hóa thế giới(Cục Di sản văn hóa, 2019). Hội An được mệnh danh là thành phố di sản và du lịch. Hội An (Quảng Nam) những năm gần đây đã trở thành điểm đến nổi tiếng củamiền Trung và Việt Nam. Du lịch Hội An tuy phát triển rất mạnh mẽ nhưng cũng đốimặt với không ít thách thức cần giải quyết, nhất là trước ảnh hưởng của dịch bệnh,biến đổi khí hậu, môi trường... Du lịch xanh, du lịch văn hóa là phạm trù quan trọngcủa du lịch bền vững trước bối cảnh mới. Vốn được mệnh danh là Di sản Văn hóa thếgiới tiêu biểu và thời gian qua đã có nhiều thành tựu trong phát triển du lịch. Vậy, HộiAn có tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên cùng lợi thế giá trị lịch sử, văn hóa nào cho1 Trường Đại học Sài Gòn.Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 301phát triển thương hiệu du lịch xanh, du lịch văn hóa? Hội An có phải là điển hình choviệc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên hài hòa, hợp lý và bền vững cho phát triển dulịch theo hướng du lịch tăng trưởng xanh? Trong thời gian tới, cần có giải pháp nàocho phát triển bền vững Hội An, đặc biệt là du lịch? Nghiên cứu về Di sản văn hóa thế giới Hội An (Quảng Nam) nói chung và ngànhdu lịch Hội An không phải là chủ đề mới. Thực tế cho thấy, du lịch Hội An cũng đốimặt trước nhiều khó khăn, nhất là trước bối cảnh đại dịch COVID-19, thiên tai, thịtrường cạnh tranh... Tuy nhiên, với tiềm năng và lợi thế vốn có của một vùng đất có bềdày lịch sử văn hóa lâu đời, có thế mạnh tài nguyên đặc biệt, du lịch Hội An (QuảngNam) đã có những hướng đi phù hợp, đặc biệt là phát triển các loại hình du lịch mới(du lịch xanh, du lịch văn hóa) gắn với phát triển bền vững. Bài viết vận dụng phươngpháp nghiên cứu chính của khoa học lịch sử, văn hóa, du lịch. Đồng thời kết hợp với cácphương pháp liên ngành, xuyên ngành như: xã hội học, nhân học, kinh tế, bảo tồn - bảotàng,... Ngoài ra, nghiên cứu so sánh cũng được khai thác trong giải quyết các vấn đềđặt ra.2. LÝ LUẬN VÀ KHÁI NIỆM2.1. Du lịch xanh và du lịch văn hóa Theo Điều 4, Luật Du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam (CHXHCN ) (2017), Luật số: 09/2017/QH14, ký ngày 19/6/2017 thì: Tài nguyêndu lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở đểhình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa(Quốc hội nước CHXHCN, 2017: 1-6). “Du lịch xanh” là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môitrường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cựccủa cộng đồng địa phương (Nguyễn Văn Đính, 2021: 41). Tại Diễn đàn Du lịch xanh,ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết: “Dulịch xanh là loại hình du lịch hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môitrường, đóng góp tích cực cho bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạovà phát huy các di sản thiên nhiên và văn hóa, phát triển các sản phẩm thân thiện vớimôi trường (Trung tâm Thông tin du lịch, 2019). Hiện nay, phát triển du lịch xanh làhướng đi mới đầy triển vọng và là xu thế tất yếu trong phát triển du lịch ở Việt Namvà thế giới. “Du lịch văn hóa” là loại hình mà du khách muốn được cảm nhận bề dày lịch sử -văn hóa của một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hóa, những phongtục, tập quán còn hiện diện (Trần Văn Thông, 2003: 96-97). Ngày nay, du lịch văn hóatrở thành loại hình du lịch mới và khá phổ biến. Theo chương 1, Điều 3 của Luật Dulịch nước ta thì: “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai302 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: