Danh mục

Dự phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 324.78 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xác định bệnh nhân COPD có nguy cơ cao mắc đợt cấp và quản lý tốt bệnh nhân nhằm giảm nguy cơ mắc đợt cấp trong tương lai là thách thức đối với các bác sĩ lâm sàng. Nhiều phương pháp điều trị đã được nghiên cứu nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa bệnh nhân vào đợt cấp, đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân có kiểu hình đợt cấp thường xuyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhTổng quanDỰ PHÒNG ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH PGS.TS. Vũ Văn Giáp Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai E-mail: vuphanvangiap@gmail.com Tóm tắt: Xác định bệnh nhân COPD có nguy cơ cao mắc đợt cấp và quản lý tốt bệnh nhân nhằm giảm nguy cơ mắc đợt cấp trong tương lai là thách thức đối với các bác sĩ lâm sàng. Nhiều phương pháp điều trị đã được nghiên cứu nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa bệnh nhân vào đợt cấp, đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân có kiểu hình đợt cấp thường xuyên. Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài được GOLD nhấn mạnh là thuốc trung tâm trong điều trị COPD, do vậy tối ưu hóa các thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài được xem như là chiến lược ban đầu để giảm nguy cơ mắc đợt cấp cho tất cả các nhóm bệnh nhân. Những bệnh nhân có kiểu hình đợt cấp thường xuyên (> 1 đợt / năm), khuyến cáo điều trị ban đầu bằng thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài (LAMA)/thuốc đồng vận β2 tác dụng kéo dài (LABA). Đối với những bệnh nhân tiếp tục mắc > 1 đợt cấp/năm mặc dù đã tối ưu hoá thuốc giãn phế quản LAMA/LABA, cần lựa chọn thuốc điều trị theo kiểu hình bệnh nhân. Dựa vào dữ liệu hiện nay về corticosteroid dạng phun hít (ICS) cho thấy, ICS cần bổ sung thêm vào LABA hoặc LAMA/LABA trong điều trị chồng lấp hen và COPD (ACO), tăng bạch cầu ái toan. Những bệnh nhân có kiểu hình đợt cấp thường xuyên kèm theo viêm phế quản mạn tính, cần xem xét điều trị bằng chất ức chế phosphodiesterase (PDE) -4 (roflumilast) hoặc các thuốc nhóm mucolytic liều cao. Đối với những bệnh nhân đợt cấp thường xuyên do nhiễm trùng do căn nguyên vi khuẩn và/hoặc kèm theo giãn phế quản, cần phải xem xét thêm các thuốc nhóm mucolytic hoặc kháng sinh nhóm macrolide. Tất cả các bệnh nhân có nguy cơ mắc đợt cấp thì các biện pháp cai thuốc lá, phục hồi chức năng hô hấp, tiêm phòng vắc xin phòng ngừa cúm và phế cầu… cần được đưa vào trong kế hoạch quản lý toàn diện. Từ khoá: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, kiểu hình, dự phòng đợt cấp. 8 Hô hấp số 13/2017 Tổng quanĐẠI CƯƠNG, ĐỊNH NGHĨA tầm quan trọng của phát hiện các triệu chứngĐợt cấp COPD được định nghĩa là một biến của đợt cấp và khi nào thì liên lạc với bác sĩcố cấp tính đặc trưng bởi sự nặng lên của các điều trị.triệu chứng hô hấp so với mức độ thường YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ CĂN NGUYÊNngày và đòi hỏi thay đổi điều trị. ĐỢT CẤP Đợt cấp của COPD là biến cố nguy hiểm Căn nguyên gây đợt cấp thường do nhiễmxảy ra trong quá trình diễn biến của bệnh virus đường hô hấp, tuy nhiên nhiễm vibởi vì đợt cấp gây ảnh hưởng xấu đến chất khuẩn, ô nhiễm môi trường và nhiệt độ xunglượng cuộc sống, tăng tỉ lệ nhập viện, tăng quanh có thể khởi phát và/hoặc khuếch đạitỉ lệ tái nhập viện và tăng tốc độ tiến triển các đợt cấp này (6). Virus thường gặp nhất lànặng lên của bệnh(1,2). Đợt cấp của COPD là rhinovirus (nguyên nhân gây cảm lạnh thôngtập hợp các sự kiện thường liên quan tới hiện thường) và có thể tìm thấy trong vòng 1 tuầntượng tăng đáp ứng viêm đường thở, tăng sau khởi phát đợt cấp(6,7). Nhiễm virus làm đợtbài tiết đờm và bẫy khí. Những thay đổi này cấp thường nặng hơn, kéo dài hơn, tăng tỉ lệgóp phần làm tăng mức độ khó thở, là triệu nhập viện, xảy ra trong mùa lạnh.chứng chủ yếu của đợt cấp COPD. Các triệu Các đợt cấp có thể tăng số lượng đờm,chứng khác bao gồm tăng số lượng đờm và nếu đờm đục các nghiên cứu cho thấy sốkhạc đờm mủ, tăng ho và khò khè(3). Các bệnh lượng vi khuẩn trong đờm tăng lên(3,7,8). Bạchđồng mắc rất phổ biến ở bệnh nhân COPD cầu ái toan tăng trong đường thở, trong phổi,do vậy cần chẩn đoán phân biệt đợt cấp với trong máu một cách đồng nhất ở bệnh nhâncác bệnh bệnh đồng mắc với COPD như hội COPD. Hơn nữa, số lượng bạch cầu ái toanchứng vành cấp, suy tim sung huyết, tắc mạch cũng tăng cùng với bạch cầu đa nhân trungphổi và viêm phổi. tính và các tế bào viêm khác trong đợt cấp(9-PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ NẶNG ĐỢT CẤP 11) . Sự có mặt của bạch cầu ái toan trong đờm liên quan tới việc dễ nhiễm virus(8).Đợt cấp có - Nhẹ: chỉ cần điều trị với thuốc giãn phế tăng bạch cầu ái toa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: