Danh mục

Dự phòng và điều trị đau cột sống cổ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 230.69 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên thực tế có nhiều loại bệnh rất phức tạp khu trú ở vùng cột sống cổ. Ngoài các nguyên nhân tương đối phổ biến là đau do đĩa đệm cột sống cổ, còn nhiều loại bệnh khác tuy ít gặp hơn nhưng lại rất quan trọng do bản chất bệnh lý gắn liền với sinh mệnh người bệnh như hội chứng cổ cục bộ hay đau cổ cục bộ. Bài viết này sẽ cung cấp một số kiến thức cơ bản để giúp bạn đọc chủ động phòng ngừa chứng đau cột sống cổ.Đau cổ cục bộ do...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự phòng và điều trị đau cột sống cổ Dự phòng và điều trị đau cột sống cổ Trên thực tế có nhiều loại bệnh rất phức tạp khu trú ở vùng cột sống cổ.Ngoài các nguyên nhân tương đối phổ biến là đau do đĩa đệm cột sống cổ, cònnhiều loại bệnh khác tuy ít gặp hơn nhưng lại rất quan trọng do bản chất bệnhlý gắn liền với sinh mệnh người bệnh như hội chứng cổ cục bộ hay đau cổ cụcbộ. Bài viết này sẽ cung cấp một số kiến thức cơ bản để giúp bạn đọc chủ độngphòng ngừa chứng đau cột sống cổ. Đau cổ cục bộ do đĩa đệm Hội chứng cổ cục bộ là biểu hiện lâm sàng xuất phát từ các đĩa đệm cộtsống cổ, mà các triệu chứng khu trú ở vùng cổ với các biểu hiện đặc trưng là đauphụ thuộc vào tư thế của cổ vai, căng cơ và hạn chế vận động cột sống cổ. Nguyênnhân đau là do quá trình thoái hóa và tình trạng sau chấn thương của các đoạn vậnđộng cột sống cổ, gây ra các kích thích bao cơ học vào dây chằng dọc sau, các baokhớp của đốt sống và cốt mạc đốt sống. Dựa vào cường độ, thời gian đau, người tachia thành hai loại: đau cấp và đau mạn. Biểu hiện trước hết là tăng trương lực cơở các cơ vùng vai và gáy một cách đột ngột sau một vận động cổ và có khi lại từtừ, kèm theo cảm giác khó chịu và đau vùng vai gáy. Các cơ này đều được phânbố thần kinh bởi nhánh lưng. Không thể nhận biết chính xác các triệu chứng theođoạn rõ rệt như trong trường hợp nhánh bụng bị kích thích, vì một cơ riêng lẻđược phân bố thần kinh bởi nhánh lưng, đồng thời có nhiều cơ khác cũng cùngchung sự chi phối thần kinh đó. Các triệu chứng của hội chứng cổ cục bộ có thể xuất hiện cấp, sau mộtđộng tác quay đầu đột ngột, hoặc kín đáo không có nguyên nhân gì đặc biệt. Nếuhỏi kỹ bệnh nhân, thường phát hiện được yếu tố khởi phát là bị nhiễm lạnh hay bịgió lùa. Các tư thế bất lợi như ngồi lâu đầu cúi gù ra trước khi đánh máy vi tính,soi kính hiển vi, đọc, viết ở bàn ghế có độ cao không hợp lý đều có thể gây đau. Nếu đoạn trên (phía đầu) cột sống cổ bị thương tổn thì vùng phân bố thầnkinh của nhánh lưng ở bờ trên của cơ thang từ xương chẩm tới khớp mỏm cùng -vai - đòn là khu vực đau, thường được phân định rõ rệt khi thầy thuốc dùng đầungón tay ấn lần lần từng điểm. Nếu đoạn dưới cột sống cổ có thương tổn thì đaukhu trú ở vùng giữa hai xương bả vai, khu vực thuộc về các cơ: cơ trán, cơ nângxương bả, cơ trên bả. Bên cạnh các khu vực đau chủ yếu kể trên, nếu khám kỹ sẽ còn phát hiệnthấy toàn bộ các cơ ở vùng vai gáy cũng bị căng cứng và vận động cột sống cổ bịhạn chế. Đau có thể lan tới vùng sau - ngoài cánh tay. Vì đau chỉ khu trú ở đoạn gốcchi nên không thể phân định dải đau được, người ta còn gọi là đau cánh tay giả -rễ. Có một thể đặc biệt của hội chứng cổ cục bộ là đau dây thần kinh chẩm, dorễ cổ 1, cổ 2, cổ 3 của dây thần kinh chẩm lớn bị kích thích. Bệnh nhân có cảmgiác đau vùng gáy và sau đầu. Nếu ấn vào một điểm lõm ở sau đầu ngang mức vớiu chẩm ngoài ở bên đang bị kích thích thần kinh sẽ làm bệnh nhân đau dội lên. Cótrường hợp đau dây thần kinh chẩm cả hai bên. Tại điểm đau đó còn thấy cả điểmđau của các sợi gân bám của phần trên của cơ thang. Hội chứng đĩa đệm cột sống cổ có thể trở thành mạn tính, hay tái phát.Khoảng cách không đau có khi dài hàng tháng, hàng năm nhưng đôi khi lại xuấthiện đau tái phát rất nặng. Để dự phòng, người bệnh cần phải tìm cách tránhnhững yếu tố khởi phát bệnh như tư thế không đổi bất lợi kéo dài của cột sống cổ,nhiễm lạnh và chấn thương. Đau cổ cục bộ do căn nguyên khác Ngoài hội chứng cổ cục bộ do đĩa đệm còn có một số chứng bệnh kháccũng gây đau cổ cục bộ cần phát hiện như các loại u: u thần kinh dây thần kinh tủysống; u màng cứng tủy; di căn caxinom (carcinoma), phần lớn từ phế quản, tuyếngiáp trạng, thận và vú. Viêm đốt sống, bệnh viêm cột sống dính khớp hay đaukhớp ức đòn gây đau phản xạ lên cổ và đau gân cơ bám ở gai sống và mỏm nangđốt sống cổ cũng là những căn nguyên gây nên hội chứng cổ cục bộ cần được chúý. Về điều trị: Sau khi chẩn đoán đã được xác định, cần phải điều trị theochuyên khoa của từng loại bệnh. Dự phòng và điều trị đau cổ cục bộ Cần có chế độ nghỉ tương đối, tránh mang vác, xách vật nặng, nhất làkhông cân đối (một bên nặng, một bên nhẹ), tránh làm việc mệt nhọc. Tránh giữlâu cổ ở tư thế ưỡn cổ ra sau, cúi cổ ra trước, hay nghiêng cổ về phía bên. Tùy theo hoàn cảnh, trong một ngày người bệnh cần nằm 3- 4 lần, mỗi lầntừ 15 phút đến nửa giờ với tư thế nằm ngửa và phải có một cái gối nhỏ hình trụ đểlấp khoảng trống giữa ba điểm tỳ sau (u chẩm và hai vai). Tránh ngồi xe đường dài, nhất là với loại ghế không có tấm đỡ cổ và lưng.Trường hợp đặc biệt không có điều kiện nghỉ và giữ tư thế cổ như đã nói trên,người bệnh cần phải đeo một vòng cổ chỉnh hình. Thuốc: Có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm và các thuốcchống co cứng cơ. Liệu trình ...

Tài liệu được xem nhiều: