Danh mục

Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Lịch sử hoạt động biến dạng kiến tạo khu vực rìa bắc khối Kon Tum

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 796.90 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu tổng quát của luận án là làm rõ đặc điểm biến dạng kiến tạo (dẻo và dòn) và xác định được cấu trúc địa chất của khu vực nghiên cứu. Xác lập lịch sử các giai đoạn hoạt động kiến tạo lớn của khu vực rìa bắc khối Kon Tum.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Lịch sử hoạt động biến dạng kiến tạo khu vực rìa bắc khối Kon Tum ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------------------------------- Lường Thị Thu Hoài LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG BIẾN DẠNGKIẾN TẠO KHU VỰC RÌA BẮC KHỐI KON TUM Chuyên ngành: Địa chất học Mã số: 9440201.01DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT Hà Nội – 2019Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHNNgười hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Văn Vượng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHNPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩhọp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN vàohồi:………….., ngày….. tháng …… năm 2019.Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Khu vực Kon Tum và lân cận tạo thành phần trung tâm củađịa khối Indochina, là nơi lộ các đá biến chất trình độ cao nhất ở khuvực Đông Dương. Các nghiên cứu, đo vẽ thành lập bản đồ địa chất tỷlệ 1:200.000 và 1:50.000 cho thấy các đá biến chất lộ ra trong khuvực Kon Tum thuộc loại nhiệt độ cao. Tuổi biến chất và biến dạngdẻo công bố trong những năm gần đây cho thấy có 2 khoảng tuổi:khoảng 240-250 Tr.n và khoảng tuổi 440-470 Tr.n. Các công trình nghiên cứu về biến dạng kiến tạo của các nhàkhoa học Pháp và cộng sự của Khoa Địa chất, trường Đại học Khoahọc Tự nhiên trong 25 năm qua cho thấy, từ Sông Mã đến Kon Tum,các hoạt động trượt bằng xảy ra liên quan đến chuyển động kiến tạoIndosini diễn ra rộng khắp Đông Dương và Trung Quốc. Tuy nhiên,đặc điểm và phân bố hình học cấu trúc của khu vực này hầu như córất ít công bố. Mối quan hệ giữa hoạt động biến chất cao kèm theochuyển động trượt bằng dọc các đới xiết trượt Trà Bồng, Khâm Đức,Đà Nẵng-Đại Lộc cũng như động học (kinematics) của các giai đoạnkiến tạo đã xảy ra như thế nào đối với khu vực Kon Tum là câu hỏicòn bỏ ngỏ từ nhiều thập kỷ và chưa có câu trả lời. Việc làm sáng tỏ được các vấn đề về hình học cấu trúc vàlịch sử hoạt động kiến tạo khu vực nghiên cứu sẽ cung cấp các hiểubiết mới về địa chất và kiến tạo khu vực Đông Dương nói riêng vàĐông Nam Á nói chung, đồng thời cung cấp cơ sở để định hướngcông tác tìm kiếm khoáng sản và giảm thiểu tai biến liên quan.2. Mục tiêu của luận án - Làm rõ đặc điểm biến dạng kiến tạo (dẻo và dòn) và xácđịnh được cấu trúc địa chất của khu vực nghiên cứu. - Xác lập lịch sử các giai đoạn hoạt động kiến tạo lớn củakhu vực rìa bắc khối Kon Tum.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu- Vùng nghiên cứu của luận án là khu vực rìa bắc khối Kon Tum được giới hạn bởi khối granitoid Đại Lộc ở phía bắc, phía tây đến biên giới Việt-Lào, phía đông đến hết phần đất liền và phía nam là đứt gãy Kon Tum-Ba Tơ. 1- Đối tượng nghiên cứu của luận án là các cấu trúc địa chất hình thành trong các giai đoạn chuyển động kiến tạo khác nhau của khu vực rìa bắc khối Kon Tum.4. Nội dung nghiên cứu- Nghiên cứu xác định các đặc trưng hình học cấu trúc trên cơ sở nghiên cứu biến dạng dẻo và biến dạng dòn của khu vực nghiên cứu.- Nghiên cứu động học các quá trình chuyển động kiến tạo.- Nghiên cứu xác định tuổi các giai đoạn chuyển động kiến tạo để lại dấu ấn trong đá biến chất, biến dạng dẻo.- Xác lập lịch sử các giai đoạn chuyển động kiến tạo khu vực nghiên cứu.5. Cơ sở tài liệu của luận ána. Số liệu do NCS thực hiện- Số liệu thực địa do nghiên cứu sinh thu thập qua 6 đợt thực địa, mỗi đợt 30 ngày từ 7/2013-7/2019 trên toàn vùng nghiên cứu.- Kết quả tuổi đồng vị U/Pb của 06 mẫu migmatite được phân tích tại Viện Địa chất và Địa vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Bắc Kinh.- Kết quả tuổi đồng vị Ar/Ar của 09 mẫu gneiss và 01 mẫu granit tại Đại học Quốc gia Đài Loan.- Kết quả phân tích 50 mẫu lát mỏng thạch học định hướng.- Kết quả tính toán các trạng thái cổ ứng suất Cenozoi đến Đệ tứ.b. Tài liệu đã bố trong và ngoài nước- Kết quả đo vẽ thành lập bản đồ địa chất và khoáng sản các tỷ lệ 1/200.000 và 1/50.000 bao trùm toàn bộ khu vực nghiên cứu.- Các đề tài nghiên cứu, các bài báo công bố trong và ngoài nước trên các tạp chí uy tín.6. Các luận điểm bảo vệ6.1. Luận điểm 1 Khối Kon Tum có cấu trúc là một phức hệ nhân biến chất(metamorphic core complex) có phần nhân là các đá bị biến chất đapha trồi lộ từ phần vỏ dưới trong giai đoạn Permi-Trias. 26.2. Luận điểm 2 Khu vực nghiên cứu đã trải qua 3 giai đoạn chuyển động kiếntạo lớn:- Chuyển động kiến tạo giai đoạn Ordovic-Silua gắn kết khối Nam Việt Nam và khối Việt-Lào dọc đới khâu Tam Kỳ-Phước Sơn. Di chỉ của chuyển động này là các cấu trúc biến chất, migmatit còn bảo tồn rõ nét ở phía đông Ngọc Linh (khu vực Sông Re), và phía tây đới đứt gãy Pô Kô-Sa Thầy.- Chuyển động kiến tạo Permi-Trias làm tái biến chất và trồi lộ các đá được hình thành từ giai đoạn Ordovic-Silua từ vỏ dưới để hình thành cấu trúc vòm biến chất phức Kon Tum với phần nhân bị migmatit hóa mạnh ở khu vực Ngọc Linh, Tu Mơ Rong, Sơn Tây, Trà My, Phước Chánh, Chu Lai… và kết thúc bằng hoạt động trượt phải dọc các đới xiết trượt phương á vĩ tuyến.- Chuyển động kiến tạo Cenozoi đặc trưng bằng 4 trạng thái ứng suất trượt bằng với phương trục nén ép cực đại sigma 1 xoay theo chiều kim đồng hồ từ phương đông tây, sang tây bắc đông nam, bắc nam, đông bắc tây nam tạo nên sự tiến hóa của trường ứng suất kiến tạo trượt bằng từ Oligocen đến Đệ tứ hiện tại.7. Các điểm mới của luận án- Làm rõ thêm đặc điểm, quá trình hình thành đới khâu Tam Kỳ- Phước Sơn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: