Danh mục

Dự thảo Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địạ lí: Nghiên cứu cảnh quan cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp huyện miền núi Quỳ châu, tỉnh Nghệ An

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 798.56 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án thực hiện nhằm xác định được tính đặc thù của sự phân hóa, đặc điểm cấu trúc và tiềm năng tự nhiên của cảnh quan huyện miền núi Quỳ Châu, kết hợp với tri thức bản địa làm căn cứ khoa học cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện miền núi Quỳ Châu với các mô hình hệ kinh tế sinh thái tiêu biểu cho các tiểu vùng cảnh quan và khu vực nghiên cứu điểm. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự thảo Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địạ lí: Nghiên cứu cảnh quan cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp huyện miền núi Quỳ châu, tỉnh Nghệ An ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------------ TRẦN THỊ TUYẾN NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN CHO ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP HUYỆN MIỀN NÚI QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Mã số: Địa lí tự nhiên 62 44 02 17 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HÀ NỘI, 2015 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Địa lí - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội ư i hư n d n ho h c: 1. GS.TS. Nguyễn Cao Huần 2. PGS.TS. Nguyễn An Thịnh Phản biện: Phản biện: Phản biện: Luận án sẽ được bảo vệ trư c Hội đồn chấm Luận án tiến sĩ tại Trư n Đại h c Kho h c Tự nhiên, ĐHQGH . vào hồi….. i , n ày…..tháng…..năm 2015 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc i Việt m - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại h c Quốc i Hà ội MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cảnh quan học là một bộ phận của Địa lý tự nhiên, nghiên cứu các địa tổng thể ở quy mô khu vực và địa phương như những bộ phận cấu trúc của lớp vỏ địa lý. Cùng với phân vùng địa lý tự nhiên, cảnh quan (CQ) ứng dụng có vai trò quan trọng trong định hướng tổ chức không gian và sử dụng hợp lí, bảo vệ môi trường và cải tạo lãnh thổ trong phát triển kinh tế - xã hội (A.G.Ixatsenko, 1991). Nghiên cứu CQ là cách tiếp cận nghiên cứu toàn diện, khoa học dựa trên mối quan hệ tác động tương hỗ giữa các hợp phần của tự nhiên và con người nhằm tạo ra “sự thích ứng giữa hệ xã hội và hệ sinh thái” (G.G. Marten, 2008) bởi “một CQ bao hàm các đặc trưng về tự nhiên và văn hóa”, “các cộng đồng cư dân và CQluôn được tổ chức theo một cấu trúc tổng thể....” (Frederick Steiner (2002). Quỳ Châu là huyện thuộc miền núi Tây Nghệ An, DT tự nhiên 105,6km2, trong đó đồi núi chiếm trên 90%. CQ phân hoá đa dạng, có tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp. Với trên 80% dân số là dân tộc Thái, lãnh thổ Quỳ Châu hàm chứa những nét đặc trưng về văn hoá dân tộc, đặc biệt đây được coi là “quê tổ” của người Thái ở miền Tây Nghệ An. Trong định hướng không gian phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳ Châu, nông lâm nghiệp được ưu tiên quan tâm vì đây là lĩnh vực có tiềm năng phát triển và tập quán sản xuất nông lâm nghiệp của người dân liên quan chặt chẽ nhất đến sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực miền núi. Mặc dù lãnh thổ có tiềm năng lớn về tự nhiên, văn hóa, đồng thời đã nhận được nhiều dự án đầu tư, chương trình phát triển miền núi của Nhà nước, nhưng nhìn chung kinh tế - xã hội chậm phát triển. Quỳ Châu là huyện nghèo của tỉnh Nghệ An, nông lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, chiếm 48% trong cơ cấu kinh tế của huyện (năm 2012), song hiệu quả sản xuất chưa cao. Thu nhập bình quân thấp: 11 triệu/người/năm, tỉ lệ đói nghèo cao (25% năm 2013). Sinh kế của cư dân địa phương trước đây chủ yếu dựa vào nguồn lợi từ rừng, tuy hiện nay đã được giao đất, giao rừng nhưng chưa có định hướng sử dụng hoặc sử dụng không hợp lí nên vòng xoáy khó khăn vẫn tiếp tục khi tài nguyên đất, rừng đang suy giảm cả về DT và trữ lượng. Bên cạnh đó, dân số tăng nhanh, trình độ dân trí thấp nảy sinh vấn đề thiếu việc làm, kéo theo các tệ nạn xã hội gia tăng. Nhìn chung, cho đến nay trên địa bàn huyện vẫn thiếu các mô hình sản xuất bền vững, đặc biệt đối với cộng đồng dân tộc Thái. Như vậy, để phát triển bền vững kinh tế - xã hội huyện miền núi Quỳ Châu, trong đó nông lâm nghiệp là ngành then chốt cần có các giải pháp đồng bộ, dài hạn được đưa ra trên sở khoa học vững chắc. Với những lí do trên, đề tài luận án “Nghiên cứu CQ cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp huyện miền núi Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An” đã được lựa chọn và hoàn thành. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục tiêu: Xác định được tính đặc thù của sự phân hóa, đặc điểm cấu trúc và tiềm năng tự nhiên của CQ huyện miền núi Quỳ Châu, kết hợp với tri thức bản địa làm căn cứ khoa học cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện miền núi Quỳ Châu với các mô hình hệ kinh tế sinh thái tiêu biểu cho các tiểu vùng CQ và khu vực nghiên cứu điểm. Nhiệm vụ: (1). Xây dựng lí luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá CQ cho phát triển nông lâm nghiệp huyện miền núi Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An; (2). Phân tích sự phân hóa, đặc điểm cấu trúc CQ, các tiểu vùng CQ huyện Quỳ Châu và khu vực nghiên cứu điểm; (3). Đánh giá CQ 1 cho phát triển nông, lâm nghiệp huyện Quỳ Châu; (4). Phân tích thực trạng phát triển kinh tế, khai thác sử dụng tài nguyên, các vấn đề môi trường và tai biến tự nhiên huyện Quỳ Châu theo quan điểm sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường trong nông lâm nghiệp; (5). Định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp hợp lí huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An; (6). Tích hợp phân tích tri thức bản địa và nghiên cứu CQtrong xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái cho các tiểu vùng CQ huyện Quỳ Châu; (7). Đánh giá KTST các CQ và xác lập các mô hình hệ kinh tế sinh thái thuộc khu vực nghiên cứu điểm. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU a) Phạm vi không gian: Khu vực nghiên cứu được giới hạn trong lãnh thổ hành chính của huyện Quỳ Châu với 12 xã, thị trấn, có DT 105,6km2. Trong đó, khu vực nghiên cứu điểm gồm xã Châu Hạnh và thị trấn Tân Lạc có DT 13.144,24 ha. b) Phạm vi khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề trọng tâm: (1). Lí luận về CQhiện đại thông qua phân tích các công trình nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn; (2). Phân tích sự phân hóa và đặc điểm cấu trúc CQ miền núi, phân vùng CQ quy mô: quy mô huyện ở tỉ lệ 1:50.000 và quy mô khu vực nghiên cứu điểm 1:10.000; (3). Đánh giá tiềm năng tự nhiên của CQ, phân tích diễn thế sinh thái, mức độ tác động nhân sinh theo các TVCQ, tri thức bản địa và phân tích xói mòn làm cơ sở cho đề xuất các không gian phát triển nông lâm nghiệp và bảo vệ môi trường huyện miền núi Quỳ Châu, Nghệ An và xây dựng mô hình hệ KTST cho các TVCQ và khu vực nghiên cứu điểm; (4). Tại khu vực nghiên cứu điểm, tập trung đánh giá kinh t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: