Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khí tượng và khí hậu học: Biến đổi hoạt động gió mùa mùa hè ở Việt Nam
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.12 MB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu xác định ngày bắt đầu và kết thúc GMMH và các chỉ số mưa cực đoan trong thời kỳ GMMH trên khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, dự tính sự biến đổi của ngày bắt đầu và kết thúc GMMH, sự biến đổi của các chỉ số mưa cực đoan trong thời kỳ GMMH trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khí tượng và khí hậu học: Biến đổi hoạt động gió mùa mùa hè ở Việt Nam ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -----***----- NGÔ THỊ THANH HƯƠNG BIẾN ĐỔI HOẠT ĐỘNG GIÓ MÙA MÙA HÈ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Khí tượng và khí hậu học Mã số: 62440222 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHÍ TƯỢNG VÀ KHÍ HẬU HỌC Hà Nội - 2017 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Vũ Thanh Hằng 2. PGS. TS. Nguyễn Hướng Điền Phản biện 1: ...................................................................................... ...................................................................................... Phản biện 2: ...................................................................................... ………………………….............................................. Phản biện 3: ..................................................................................... ……………………………………………………..... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sỹ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên vào hồi ……... ngày …. tháng..... năm ……. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU Đặt vấn đề: “Gió mùa là chế độ dòng khí của hoàn lưu khí quyển trên một phạm vi rộng lớn của bề mặt trái đất, trong đó, ở mọi nơi trong khu vực gió mùa, gió thịnh hành chuyển ngược hướng hay gần như ngược hướng từ mùa đông sang mùa hè và từ mùa hè sang mùa đông”. GMMH cung cấp lượng mưa lớn cho nhiều khu vực. Tuy nhiên, sự đến sớm hay muộn của GMMH có thể gây ra ảnh hưởng lớn đến tổng lượng mưa năm, mùa cũng như cường độ mưa và các hiện tượng cực đoan liên quan đến lượng mưa. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng các mô hình số để mô phỏng khí hậu, mô phỏng ngày bắt đầu và kết thúc GMMH, cũng như dự tính sự thay đổi của các đặc trưng GMMH trong tương lai theo các kịch bản khí nhà kính được thực hiện nhiều hơn và có những kết quả đáng tin cậy hơn. Chính vì vậy, đề tài luận án “Biến đổi hoạt động gió mùa mùa hè ở Việt Nam” sẽ xác định ngày bắt đầu/ kết thúc GMMH và xu thế biến đổi của nó, sự biến đổi của các chỉ số mưa cực đoan trong mùa GMMH trên khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong thời kỳ quá khứ và thời kỳ tương lai. Mục tiêu chung - Nghiên cứu xác định ngày bắt đầu và kết thúc GMMH và các chỉ số mưa cực đoan trong thời kỳ GMMH trên khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, dự tính sự biến đổi của ngày bắt đầu và kết thúc GMMH, sự biến đổi của các chỉ số mưa cực đoan trong thời kỳ GMMH trong tương lai. 1 Mục tiêu cụ thể - Xác định ngày bắt đầu/kết thúc và sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa GMMH; - Áp dụng và điều chỉnh chỉ tiêu để xác định ngày bắt đầu/kết thúc GMMH và tính toán các chỉ số mưa cực đoan trên khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong quá khứ; - Dự tính sự biến đổi của ngày bắt đầu và kết thúc GMMH và sự biến đổi của các chỉ số mưa cực đoan trong thời kỳ GMMH ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong tương lai; - Phân tích đặc điểm hoàn lưu quy mô lớn trong thời kỳ GMMH ở hai khu vực trên. Phạm vi nghiên cứu: - Khu vực nghiên cứu: Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ - Thời gian: thời kỳ quá khứ 1981-2014, thời kỳ tương lai (2016-2035), (2046-2065), (2080-2099). Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: - Góp phần làm rõ xu thế sớm lên của GMMH trong những năm gần đây. - Góp phần xác định ngày bắt đầu và kết thúc GMMH trên khu vực, dự tính được những thay đổi của hoạt động GMMH trong tương lai trên khu vực Việt Nam, dự tính được sự thay đổi của các chỉ số mưa cực đoan trong thời kỳ GMMH. Ngoài ra, nghiên cứu còn góp phần trong công tác dự báo mưa và mưa lớn. Những đóng góp mới của luận án: - Xác định được ngày bắt đầu/ kết thúc GMMH và xu thế biến đổi của nó trong giai đoạn 1981-2014; sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa GMMH và đặc điểm hoàn lưu quy mô lớn trong thời kỳ này. 2 - Dự tính sự biến đổi của ngày bắt đầu/ kết thúc GMMH và sự biến đổi của các chỉ số mưa cực đoan trong thời kỳ GMMH ở Tây Nguyên và Nam Bộ trong tương lai theo kịch bản RCP4.5. Cấu trúc của luận án: Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Luận án gồm: Chương 1. Tổng quan, Chương 2. Số liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương 3. GMMH và mưa thời kỳ 1981- 2014. Chương 4. Dự tính một số đặc trưng GMMH theo kịch bản RCP4.5. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm và các khu vực gió mùa Khái niệm về gió mùa: Gió mùa là chế độ dòng khí của hoàn lưu khí quyển trên một phạm vi rộng lớn của bề mặt Trái Đất, trong đó gió thịnh hành chuyển ngược hướng hay gần như ngược hướng từ mùa đông sang mùa hè và từ mùa hè sang mùa đông. Trong hai loại gió mùa, gió mùa mùa hè (GMMH) cung cấp lượng mưa lớn cho các hoạt động sản xuất, nông lâm ngư nghiệp, thủy điện. Cơ chế hình thành gió mùa mùa hè: có ba nhân tố hình thành và duy trì hoạt động gió mùa: sự nóng lên khác nhau theo mùa của lục địa và đại dương, các quá trình ẩm của khí quyển và sự tự quay của trái đất. Phân chia khu vực gió mùa GMMH Châu Á là hệ thống gió mùa lớn nhất trên trái đất và cung cấp lượng mưa dồi dào cho khu vực Châu Á. Theo Murakami và cộng sự (1994), khu vực gió mùa Châu Á bao gồm gió mùa Đông Nam Á (SEAM), gió mùa tây bắc Thái Bình Dương (WNPM), gió mùa bắc Oxtralia (NAIM) và hai vùng mưa ngoại nhiệt đới meiyu ở Trung Quốc và Baiu ở Nhật Bản. Khu vực gió mùa Đông Nam Á kéo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khí tượng và khí hậu học: Biến đổi hoạt động gió mùa mùa hè ở Việt Nam ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -----***----- NGÔ THỊ THANH HƯƠNG BIẾN ĐỔI HOẠT ĐỘNG GIÓ MÙA MÙA HÈ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Khí tượng và khí hậu học Mã số: 62440222 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHÍ TƯỢNG VÀ KHÍ HẬU HỌC Hà Nội - 2017 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Vũ Thanh Hằng 2. PGS. TS. Nguyễn Hướng Điền Phản biện 1: ...................................................................................... ...................................................................................... Phản biện 2: ...................................................................................... ………………………….............................................. Phản biện 3: ..................................................................................... ……………………………………………………..... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sỹ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên vào hồi ……... ngày …. tháng..... năm ……. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU Đặt vấn đề: “Gió mùa là chế độ dòng khí của hoàn lưu khí quyển trên một phạm vi rộng lớn của bề mặt trái đất, trong đó, ở mọi nơi trong khu vực gió mùa, gió thịnh hành chuyển ngược hướng hay gần như ngược hướng từ mùa đông sang mùa hè và từ mùa hè sang mùa đông”. GMMH cung cấp lượng mưa lớn cho nhiều khu vực. Tuy nhiên, sự đến sớm hay muộn của GMMH có thể gây ra ảnh hưởng lớn đến tổng lượng mưa năm, mùa cũng như cường độ mưa và các hiện tượng cực đoan liên quan đến lượng mưa. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng các mô hình số để mô phỏng khí hậu, mô phỏng ngày bắt đầu và kết thúc GMMH, cũng như dự tính sự thay đổi của các đặc trưng GMMH trong tương lai theo các kịch bản khí nhà kính được thực hiện nhiều hơn và có những kết quả đáng tin cậy hơn. Chính vì vậy, đề tài luận án “Biến đổi hoạt động gió mùa mùa hè ở Việt Nam” sẽ xác định ngày bắt đầu/ kết thúc GMMH và xu thế biến đổi của nó, sự biến đổi của các chỉ số mưa cực đoan trong mùa GMMH trên khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong thời kỳ quá khứ và thời kỳ tương lai. Mục tiêu chung - Nghiên cứu xác định ngày bắt đầu và kết thúc GMMH và các chỉ số mưa cực đoan trong thời kỳ GMMH trên khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, dự tính sự biến đổi của ngày bắt đầu và kết thúc GMMH, sự biến đổi của các chỉ số mưa cực đoan trong thời kỳ GMMH trong tương lai. 1 Mục tiêu cụ thể - Xác định ngày bắt đầu/kết thúc và sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa GMMH; - Áp dụng và điều chỉnh chỉ tiêu để xác định ngày bắt đầu/kết thúc GMMH và tính toán các chỉ số mưa cực đoan trên khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong quá khứ; - Dự tính sự biến đổi của ngày bắt đầu và kết thúc GMMH và sự biến đổi của các chỉ số mưa cực đoan trong thời kỳ GMMH ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong tương lai; - Phân tích đặc điểm hoàn lưu quy mô lớn trong thời kỳ GMMH ở hai khu vực trên. Phạm vi nghiên cứu: - Khu vực nghiên cứu: Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ - Thời gian: thời kỳ quá khứ 1981-2014, thời kỳ tương lai (2016-2035), (2046-2065), (2080-2099). Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: - Góp phần làm rõ xu thế sớm lên của GMMH trong những năm gần đây. - Góp phần xác định ngày bắt đầu và kết thúc GMMH trên khu vực, dự tính được những thay đổi của hoạt động GMMH trong tương lai trên khu vực Việt Nam, dự tính được sự thay đổi của các chỉ số mưa cực đoan trong thời kỳ GMMH. Ngoài ra, nghiên cứu còn góp phần trong công tác dự báo mưa và mưa lớn. Những đóng góp mới của luận án: - Xác định được ngày bắt đầu/ kết thúc GMMH và xu thế biến đổi của nó trong giai đoạn 1981-2014; sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa GMMH và đặc điểm hoàn lưu quy mô lớn trong thời kỳ này. 2 - Dự tính sự biến đổi của ngày bắt đầu/ kết thúc GMMH và sự biến đổi của các chỉ số mưa cực đoan trong thời kỳ GMMH ở Tây Nguyên và Nam Bộ trong tương lai theo kịch bản RCP4.5. Cấu trúc của luận án: Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Luận án gồm: Chương 1. Tổng quan, Chương 2. Số liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương 3. GMMH và mưa thời kỳ 1981- 2014. Chương 4. Dự tính một số đặc trưng GMMH theo kịch bản RCP4.5. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm và các khu vực gió mùa Khái niệm về gió mùa: Gió mùa là chế độ dòng khí của hoàn lưu khí quyển trên một phạm vi rộng lớn của bề mặt Trái Đất, trong đó gió thịnh hành chuyển ngược hướng hay gần như ngược hướng từ mùa đông sang mùa hè và từ mùa hè sang mùa đông. Trong hai loại gió mùa, gió mùa mùa hè (GMMH) cung cấp lượng mưa lớn cho các hoạt động sản xuất, nông lâm ngư nghiệp, thủy điện. Cơ chế hình thành gió mùa mùa hè: có ba nhân tố hình thành và duy trì hoạt động gió mùa: sự nóng lên khác nhau theo mùa của lục địa và đại dương, các quá trình ẩm của khí quyển và sự tự quay của trái đất. Phân chia khu vực gió mùa GMMH Châu Á là hệ thống gió mùa lớn nhất trên trái đất và cung cấp lượng mưa dồi dào cho khu vực Châu Á. Theo Murakami và cộng sự (1994), khu vực gió mùa Châu Á bao gồm gió mùa Đông Nam Á (SEAM), gió mùa tây bắc Thái Bình Dương (WNPM), gió mùa bắc Oxtralia (NAIM) và hai vùng mưa ngoại nhiệt đới meiyu ở Trung Quốc và Baiu ở Nhật Bản. Khu vực gió mùa Đông Nam Á kéo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khí tượng và khí hậu học Luận án Tiến sĩ Khí tượng và khí hậu học Biến đổi hoạt động gió mùa mùa hèGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 429 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 385 1 0 -
174 trang 331 0 0
-
206 trang 304 2 0
-
228 trang 272 0 0
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 245 0 0 -
32 trang 229 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 224 0 0 -
208 trang 217 0 0
-
27 trang 207 0 0